Dòng sông kỳ lạ với nước đỏ như màu máu
Bắt nguồn từ vùng núi Sierra de Huelva của Andalusia ở thị trấn Nerva, Tây Ban Nha, dòng sông Rio Tinto kỳ lạ có nước như màu máu, còn gọi là sông Đỏ.
Dòng sông kỳ lạ với sắc nước đỏ như màu máu
Trải dài 100 km dọc theo chiều dài đất nước ở "xứ sở bò tót" chảy về vùng vịnh Gulf, sông Rio Tinto được xem là nguồn quặng đồng, sắt lớn nhất thế giới.
Cả dòng sông nhuộm màu nâu đỏ sẫm, là kết quả của hoạt động khai thác mỏ kéo dài suốt 5000 năm qua. Hàng nghìn năm trôi qua, đồng, vàng, bạc và các khoáng chất được khai thác dọc theo dòng sông với chất sắt hòa tan, tạo nên màu đỏ khác lạ. Là nơi kỳ lạ trên trái đất, nhưng đây lại là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại Tây Ban Nha.
Đây là kết quả của hoạt động khai thác mỏ kéo dài suốt 5000 năm qua
Sắc đỏ như máu của dòng sông được tạo ra bởi nồng độ axit và hàm lượng kim loại nặng rất cao trong nước. Dòng sông duy trì thứ màu đặc biệt này khoảng 50 km từ thượng nguồn. Sau cột mốc này, nước đổi sang màu trong hơn do hàm lượng kim loại nặng giảm dần.
Sông Rio Tinto được coi là cái nôi khai sinh ra thời đại đồ Đồng. Vốn khoảng 3000 năm trước Công nguyên, cộng đồng người cổ đại Iberia và Tartessia khai thác đầu tiên, sau đó tới người Hy Lạp, La Mã, Visigoth, và Moor.
Nguồn mỏ khoáng sản phong phú này bị bỏ hoang cho tới năm 1556, cho tới khi chính phủ Tây Ban Nha tái phát hiện và vận hành vào năm 1724.
Sắc đỏ như máu của dòng sông được tạo ra bởi nồng độ axit và hàm lượng kim loại nặng rất cao trong nước
Sau này, quá trình khai thác quy mô lớn của các công ty đến từ Anh trong giai đoạn thế kỷ 19 khiến dòng sông trở nên cực kỳ nguy hiểm và ô nhiễm với người dân bởi nồng độ axit quá lớn. Điều này khiến dòng sông trở thành tập hợp của cộng đồng vi sinh vật sinh sống.
Trong khi đó, các mỏ khoáng sản lớn xung quanh khu vực sông Rio Tinto mang tới cảnh quan siêu thực như trên sao Hỏa. Không chỉ cảnh hùng vỹ của núi non và thung lũng, những ngôi làng gần Rio Tinto cũng "nhuốm đỏ".
Do nồng độ axit và hàm lượng kim loại trong nước sông quá cao khiến không loài cá hay động vật lưỡng cư nào có thể tồn tại
Hiện nồng độ kim loại nặng trong nước sông thay đổi theo mùa. Từ tháng 6 tới tháng 9 hàng năm, nồng độ đo được luôn ở ngưỡng cao nhất, còn mùa lạnh thì ngược lại.
Điều này xảy ra vào thời điểm mùa khô, nhiệt độ cao lên khiến nước bốc hơi nhanh, mực nước giảm xuống. Trung bình, nhiệt độ khu vực này vào mùa hè khoảng 25 độ C, còn mùa đông là 15 độ C.
Sau 50 km kể từ thượng nguồn, nước đổi sang màu trong hơn do hàm lượng kim loại nặng giảm dần
Do nồng độ axit và hàm lượng kim loại trong nước sông Rio Tinto cao khiến không loài cá hay động vật lưỡng cư nào có thể tồn tại.
Theo dantri.com.vn
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...