Văn hóa

Bước qua những cổng làng xưa cũ

07:14 - 04/12/2019
Thuở sơ khai, cổng làng đóng vai trò là cột mốc phân chia vùng đất thổ cư và vùng đất canh tác. Trải qua thời gian, cùng với cây đa, bến nước, sân đình, cổng làng in đậm dấu ấn thời gian, mang trên mình lớp trầm tích văn hóa và khẳng định vị trí trong không gian văn hóa của một làng quê vùng Bắc bộ.

Phía sau mỗi cánh cổng làng ấy, là sự kết nối cộng đồng, là những nét chung về phong tục, tập quán, những nét văn hóa riêng biệt. Cổng làng không chỉ tạo nên hồn quê đất Việt mà qua dáng vẻ kiến trúc còn thể hiện chiều sâu văn hóa mỗi ngôi làng.

Vẻ đẹp của cổng làng mang tính phác họa và gợi nên những ước vọng của cộng đồng từ đời này qua đời khác.

Nhiều cổng làng xưa không cầu kỳ, phô trương nhưng vẫn toát lên vẻ tôn nghiêm, trang trọng, thể hiện kỷ cương, nền nếp của văn hóa làng xã.

Theo quy ước xưa, một ngôi làng Việt vùng Bắc bộ được thiết kế có hai cổng. "Cổng tiền" về hướng Đông Nam, hướng gió lành (mặt trời mọc) để đón niềm vui, những điều tốt đẹp về làng; "cổng hậu" hướng về phía Tây (mặt trời lặn) với ý nghĩa để đưa tiễn người chết, những điều không tốt đẹp ra ngoài làng.

Qua những biến đổi thời gian, tác phẩm kiến trúc cổ này vẫn lưu dấu cho một nếp làng, một không gian sống quần cư ở mỗi ngôi làng.

Cổng làng Thổ Hà, xã Vân Hà (huyện Việt Yên, Bắc Giang) xây dựng thế kỷ XVII (năm 1692), gắn dấu ấn về nghề gốm cổ từng phát triển rực rỡ ở Thổ Hà, từ thế kỉ 14.

 Cổng làng Phúc Lý (Từ Liêm - Hà Nội) xây dựng theo kiến trúc cổng tam quan.

Không gian văn hóa ở những ngôi làng thuần Việt vùng Bắc bộ là những lễ hội truyền thống tổ chức hàng năm, để tưởng nhớ tới các vị anh hùng có công với đất nước, làng xã. qua đó biểu đạt sâu sắc tinh thần gắn kết cộng đồng, đời sống, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa của mỗi ngôi làng Việt.

Qua đó biểu đạt sâu sắc tinh thần gắn kết cộng đồng, đời sống, tín ngưỡng, bản sắc văn hóa của mỗi ngôi làng Việt.

Thế Dương/dangcongsan.vn