Văn hóa

Độc đáo nhạc cụ hát trống quân Liêm Thuận

19:22 - 26/06/2019
Nói đến trống, mọi người thường nghĩ đến những quả trống được làm bằng gỗ mít, mặt bưng bằng da trâu, nhưng trống để hát trống quân ở Liêm Thuận lại được làm bằng chum sành (hoặc vò, vại sành) - vật dụng gần gũi trong cuộc sống hàng ngày của người dân.

Chị Phạm Thị Huệ, Chủ nhiệm CLB hát trống quân Liêm Thuận biểu diễn cách đánh trống quân.

Ra đời khoảng nghìn năm trước, những làn điệu hát trống quân ở Liêm Thuận (Thanh Liêm) mượt mà, sâu lắng, chan chứa tình yêu quê hương đất nước, tình yêu đôi lứa, tình yêu lao động... luôn gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt thường nhật của người dân nơi đây. Đặc biệt, nhạc cụ dùng để hát trống quân hết sức độc đáo, phù hợp với làn điệu, lời ca tự biên, tự diễn, mộc mạc, chân thành, giàu âm hưởng dân ca.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hát trống quân ở Liêm Thuận có hai hình thức, hát trên cạn và hát dưới thuyền.

Để làm được trống quân hát dưới thuyền trước tiên phải chuẩn bị thuyền. Ngoài thuyền, phải chuẩn bị: Dây thừng dài khoảng hai mét, một chiếc chum sành (hoặc vò, vại sành), một tấm gỗ mỏng (đậy kín được miệng chum, vò, vại), một thanh tre dài khoảng hai mươi đến ba mươi phân, hai thanh tre nhỏ, dài làm thanh gõ. Trước tiên, đặt chiếc chum sành vào giữa sạp thuyền, sau đó lấy tấm gỗ mỏng đậy lên miệng chum sành. Tiếp đến dựng thanh tre lên trên tấm gỗ mỏng làm trụ chống dây, kéo căng dây thừng buộc vào hai bên thang thuyền. Khi căng dây thừng phải bảo đảm một bên dài, một bên ngắn để tạo ra hai âm, một âm thấp, một âm cao (thình thì thình, thình thì thình...).

Đó là nhạc cụ hát trên thuyền, hát trên cạn không cần thuyền, cũng chẳng cần chum sành. Người dân đào một chiếc hố lòng to, miệng bé (giống như hình chiếc chum), sau đó đặt tấm gỗ mỏng lên trên miệng hố. Các bước còn lại làm giống trống quân hát trên thuyền, nhưng hai đầu dây buộc cố định xuống hai chiếc cọc vững chắc đóng vào lòng đất. T

rống hát trên cạn còn gọi là trống đất. Có hai hình thức nhưng người dân Liêm Thuận trước kia chủ yếu hát trống quân dưới thuyền bởi nó phù hợp với cảnh đồng nước mênh mang, phù hợp nghề chài lưới gắn với chiếc thuyền nan khuya sớm...

Trò chuyện với chúng tôi, chị Phạm Thị Huệ, Chủ nhiệm CLB hát trống quân Liêm Thuận chia sẻ: Từ xa xưa, người dân Liêm Thuận đã rất sáng tạo, biết sử dụng những vật dụng thân quen, bình dị, gần gũi, dễ tìm, dễ kiếm để làm thành nhạc cụ vô cùng độc đáo, phù hợp với lời ca, tiếng hát bình dị, chân thành nhưng chứa chan tình yêu cuộc sống. Ngày trước ở quê, nhà nào cũng có chum, vại sành để chứa nước ăn. Thừng, tre, thanh gỗ... đều là những vật dụng quen thuộc được sử dụng trong lao động sản xuất, trong sinh hoạt hằng ngày. Nhạc cụ hát trống quân độc và lạ ở chính sự đơn giản, dễ làm, dễ sử dụng.   

Ông Nguyễn Đình Lâu người có công nghiên cứu, sưu tầm các làn điệu hát trống quân xã Liêm Thuận chia sẻ: Trải qua những biến cố thăng trầm, có thời kỳ những làn điệu hát trống quân Liêm Thuận bị quên lãng, dần mai một và chỉ còn ít người biết đến. Những năm gần đây, việc bảo tồn điệu hát trống quân Liêm Thuận được cấp ủy, chính quyền địa phương và những người gắn bó, tâm huyết, yêu điệu hát trống quân quan tâm gìn giữ.

Không còn cảnh hát đối đáp trên những chiếc thuyền nan nhẹ nhàng trôi giữa đồng nước mênh mông sóng vỗ như xưa, hát trống quân giờ được các thành viên trong CLB hát trống quân Liêm Thuận biểu diễn trong những dịp lễ hội... phục vụ bà con trong làng, trong xã. Có đôi chút thay đổi cho phù hợp như, hát trên cạn nhưng người hát vẫn sử dụng chum sành làm nhạc cụ thay vì đào trống đất như xưa.

"Trống quân đã mắc lên dây/Áo dải làm chiếu khăn quây làm màn/Có sang thì đẩy sào sang/Trầu têm cánh phượng hai làng cùng say/Hát thời hát hết đêm nay/Ngày mai ta lại lấy ngày làm đêm...". Ra đời, gắn bó mật thiết với cuộc sống sinh hoạt của người dân, hát trống quân là nét văn hóa đặc sắc, độc đáo thể hiện rõ sự sáng tạo, khát vọng vươn lên, tình yêu cuộc sống sâu sắc của người dân Liêm Thuận qua những câu hát đối đáp, qua âm thanh trống quân độc đáo, "thình thì thình, thình thì thình..." còn mãi vọng vang./.

Theo baohanam.com.vn

Tỉnh thành Hà Nam

Hà Nam
Hà Nam là điểm đến quen thuộc trong hành trình khám phá những nét đặc sắc của nền văn hóa dân gian.

Điểm đến Hà Nam Xem thêm

Kẽm Trống
Cách thủ đô Hà Nội chừng 80km, Kẽm Trống là một trong những thắng cảnh đẹp nhất Hà Nam.
Chùa Bầu - ngôi chùa lớn nhất thành phố Phủ Lý, Hà Nam
Chùa Bầu tên chữ là Thiên Bảo Tự, toạ lạc tại đường Nguyễn Văn Trỗi, phường Hai Bà Trưng, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam.
Đẹp như chùa Bà Đanh
Nằm bên dòng sông Đáy hiền hòa, chùa Bà Đanh cổ kính, thâm nghiêm, không chỉ là một điểm đến tâm linh, mà còn là một danh thắng...
Linh thiêng cổ tự Đọi Sơn, Hà Nam
Nhắc đến chùa cổ ở Hà Nam, nhiều người sẽ nhắc tới chùa Bà Đanh, nổi tiếng với câu ví von về sự vắng. Nhưng Hà Nam còn có Long...
Vương cung Thánh đường Sở Kiện - Nhà thờ lâu đời nhất Hà Nam
Dù là một tiểu Vương cung thánh đường mới được sắc phong năm 2010, nhưng Thánh đường Sở Kiện (hay còn gọi là) Nhà thờ Kẻ Sở là...
Chẳng ngờ ngay gần Hà Nội lại có làng hoa đẹp nao lòng nhường này
Những ngày cận Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, những hộ trồng hoa tại xã Phù Vân (Phủ Lý, Hà Nam) lại tất bật, hối hả chăm sóc và...
Vãn cảnh chùa Bà Đanh
Chúng tôi đến chùa Bà Đanh, tọa lạc tại xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong không khí không còn “đệ nhất vắng” như xưa...
Đi tìm sự bình yên ở Địa Tạng Phi Lai tự
Hà Nam nổi tiếng với nền văn minh lúa nước cùng nét văn hóa dân gian phong phú của vùng châu thổ Sông Hồng. Ở đây có nhiều ngôi...
Lạc bước chốn bồng lai tiên cảnh trong ngôi chùa nghìn năm tuổi ở Hà Nam
Đặt chân đến ngôi chùa này, dường như mọi muộn âu lo đều tan biến, thay vào đó là cảm giác tự tại như đang lạc bước vào chốn bồng...

Ẩm thực Hà Nam Xem thêm

Đại lễ Vesak LHQ 2019 hội tụ tinh hoa ẩm thực chay Việt
Không chỉ gây ấn tượng với màn Khai mạc hoành tráng, quy mô, Vesak 2019 tại Tam Chúc, Hà Nam, còn ghi dấu ấn trong lòng các đại...
5 món ngon phải thử khi đến Hà Nam
Hà Nam nổi tiếng với nhiều món ăn ngon, trong đó 5 món sau nhất định phải thử khi tới vùng đất này.

Trải nghiệm Hà Nam Xem thêm

Chiêm ngưỡng vương cung thánh đường đẹp không kém trời Tây ở Việt Nam
Là 1 trong 4 nhà thờ tại Việt Nam được phong tước hiệu vương cung thánh đường, nhà thờ Sở Kiện (Hà Nam) không chỉ là trung tâm...
Cận cảnh những cánh cửa gỗ tinh xảo ở chùa Tam Chúc
Du khách tới thăm Chùa Tam Chúc không thể không trầm trồ thán phục những hàng cửa khổng lồ được chế tác tinh xảo, thể hiện sự tài...
Đại lễ Vesak 2019 khai thác tour văn hóa tâm linh
Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak Liên hợp quốc năm 2019 sẽ diễn ra từ ngày 12 đến 14/5 tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Nhân dịp...
Ba địa điểm sống ảo mới nổi ở miền Bắc, giới trẻ "check-in" ầm ầm
Nếu như những địa điểm check-in như cầu Vàng ở Đà Nẵng, chùa Linh Quy Pháp Ấn nơi Sơn Tùng quay MV Lạc trôi... gây bão giới trẻ...
Dòng người đến ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Hà Nam dù chưa xây xong
Cả nghìn người đến chiêm bái chùa Tam Chúc lớn nhất thế giới bất chấp ngổn ngang, trơn trượt. Hầu hết các hạng mục chưa hoàn...
Lụa Nha Xá vang danh đất Bắc
Từ Hà Nội đi theo quốc lộ 38 qua cầu Yên Lệnh, sang địa phận Hà Nam là tới làng Nha Xá. Làng nằm ven sông Hồng, yên ả, êm đềm. Từ...

Cẩm nang du lịch Hà Nam Xem thêm

Vì sao Tam Chúc là ngôi chùa lớn nhất thế giới ?
Hoàn thành trong năm 2019, Chùa Tam Chúc (Hà Nam) là ngôi chùa lớn nhất thế giới, với tổng diện tích quần thể lên tới 5.000...

Khách sạn Hà Nam Xem thêm

Vinpearl đã có mặt tại Phủ Lý và Tây Ninh
Lần đầu tiên tại hai thành phố Phủ Lý và Tây Ninh, chuỗi khách sạn căn hộ tiêu chuẩn 5 sao quốc tế nổi tiếng Vinpearl đã có...