Văn hóa

Đội chiêng nữ, những người nối dài tiếng chiêng ở Đắk Lắk

11:50 - 07/02/2020
Với sự phát triển của xã hội hiện đại, hiện nay, ở nhiều địa phương của tỉnh Đắk Lắk việc truyền dạy cồng chiêng còn được thực hiện dành cho các đội nữ.

Ngoại trừ đội chiêng nữ của nhánh Êđê Bih, đối với người Êđê trước kia chỉ có nam mới đánh chiêng. Tuy nhiên sự phát triển của xã hội hiện đại cũng khiến cho nhiều thứ thay đổi, vì thế ở nhiều địa phương của tỉnh Đắk Lắk hiện nay, nữ cũng được tham gia vào việc học đánh cồng chiêng. Đây là nỗ lực nhằm duy trì và bảo tồn văn hóa cồng chiêng trước nguy cơ mai một và thất truyền.

Dàn chiêng Jhô của đội nghệ nhân buôn Trấp.

Khác với nhiều nhánh Êđê khác, người Êđê bih ở Buôn Trấp, thị trấn Buôn Trấp, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk từ nhiều năm nay đã có một đội chiêng nữ đảm nhận vai trò diễn tấu chiêng trong mỗi dịp lễ hội. Dàn chiêng Jhô của đội chiêng này có 6 chiêng và một trống. Chiêng được chia thành 3 cặp, trống có vai trò giữ nhịp cho toàn bộ dàn chiêng. Khi diễn tấu, các nghệ nhân di chuyển theo vòng tròn từ phải qua trái theo hướng ngược chiều với thời gian, có nghĩa ngược về nguồn cội.

Bà H Riu H Mok, đội trưởng đội chiêng Jhô buôn Trấp cho biết, trong nhiều năm qua, đội chiêng Jhô buôn Trấp đã được mời đi diễn tấu ở nhiều lễ hội trong và ngoài nước. Tuy nhiên hiện nay nhiều thành viên trong đội đã cao tuổi, thường xuyên đau yếu nên việc đi trình diễn không còn được thường xuyên. Thay vào đó, để bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc trước nguy cơ ngày càng mai một, các thành viên đã truyền dạy đánh chiêng Jhô cho nhiều cháu gái trong buôn để hình thành thế hệ kế cận.

Bà H Riu H Mok chia sẻ: "Tôi phải cố gắng truyền dạy lại cho thế hệ trẻ, để chúng cũng đánh được nhuần nhuyễn. Sau này, khi chúng tôi già yếu đi không tiếp tục đi diễn đây đó được nữa thì có chúng tiếp nối thay chúng tôi. Vì thế chúng tôi cố gắng truyền dạy bằng tất cả khả năng và sự hiểu biết của mình bởi đây là nhịp chiêng đã được truyền lại từ thời các bà, các mẹ của mình".

Ngày càng nhiều nữ giới được học đánh chiêng.

Chị H Diệu Niê, thành viên trẻ đội Chiêng Jhô Buôn Trấp chia sẻ, đối với người Êđê Bih ở đây, việc học đánh chiêng đối với nữ không bị cấm cản mà còn được khuyến khích. Chính vì thế, trong nhiều năm qua, nhiều chị em gái trong buôn đã được các bà, các mẹ truyền dạy lại cách đánh chiêng Jhô. Để có thể đánh thành thạo nhiều bài bản chiêng, cần nhất là có đôi tay khéo léo và cách cảm âm, cảm nhịp tốt. Nhưng điều quan trọng là phải thực sự yêu thích và kiên trì.

Chị H Diệu Niê nói: "Được các bác, các mẹ truyền dạy, tôi cố gắng học bằng được. Bởi các bác, các mẹ trước đây cũng đã được đi diễn đây đó rất nhiều nơi nên giờ chúng tôi cũng muốn được tiếp tục tiếp nối những truyền thống ấy và còn phải học để biết mà truyền lại cho thế hệ sau nữa để các đàn em đi sau cũng duy trì văn hóa của dân tộc mình".

Đối với người Êđê trước đây, chỉ có nhánh Êđê Bih là cho phép người nữ đánh chiêng, còn ở các nhánh Êđê khác, việc đánh chiêng chỉ dành cho nam giới. Tuy nhiên ngày nay, với sự phát triển của xã hội hiện đại, quan niệm này dần thay đổi. Từ năm 2015 đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp Phòng văn hóa thông tin các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh thường xuyên mở các lớp truyền dạy đánh chiêng cho trẻ em nam và nữ ở các thôn, buôn.

Từ những lớp truyền dạy này đã xuất hiện nhiều đội chiêng trẻ có chất lượng, trở thành nòng cốt khi tham gia các cuộc thi, hội diễn về nhạc cụ dân tộc ở các cấp tổ chức. Điều đặc biệt là không chỉ có các đội chiêng nam mà cả đội chiêng nữ cũng ngày càng khẳng định khả năng diễn tấu của mình.

Em H Danh Ayun thành viên đội chiêng nữ buôn Ea Đun, xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk cho biết: "Đối với chiêng thì không phải học qua sách vở mà học bằng cách cảm nhận qua thính giác. Nếu cảm âm tốt thì có thể tiếp thu tốt. Mặc dù có nhiều khó khăn bởi vì theo truyền thống của người Êđê thì chỉ có nam mới đánh chiêng nhưng đối với nữ như chúng em thì bởi vì yêu thích nên cũng muốn được học và cố gắng học để làm sao không chỉ có nam mới biết đánh chiêng mà cả nữ cũng biết đánh chiêng nữa".

Còn em H Đô Na Ayun nói: "Bây giờ ít có người được học chiêng và có nguy cơ sẽ bị mất đi. Em muốn được học để biết và có thể truyền dạy lại cho nhiều thế hệ đàn em hơn nữa để có thể gìn giữ nét đẹp văn hóa của người Êđê".

Các đội chiêng nữ ngày càng khẳng định được khả năng diễn tấu.

Theo nhiều nghệ nhân đánh giá, tuy chưa từng có tiền lệ nhưng hiện nay, ở nhiều lớp truyền dạy đánh chiêng, các học viên nữ tham gia khá đông. Đặc biệt, nhiều học viên nữ còn thể hiện khả năng tiếp thu nhanh và tập trung tốt hơn hẳn các học viên nam. Các nghệ nhân cũng cho rằng, nhờ có sự dẻo dai, tính kiên trì, chịu khó nên học viên nữ có thể tiếp thu các bài bản chiêng nhanh và nhớ lâu hơn so với nam. Nghệ nhân Y Hiu Niê Kđăm, người đã truyền dạy nhiều lớp đánh chiêng cho rằng, dù truyền dạy cho nam hay nữ thì đây cũng là một cách để lưu giữ văn hóa cồng chiêng nên rất đáng được trân trọng, khuyến khích.

Nghệ nhân Y Hiu Niê Kđăm nói: "Người Êđê theo mẫu hệ cho nên có thể nói người nữ là chủ thể, có thể làm chủ quyết định sự tiếp nối lâu dài. Tôi muốn truyền dạy cho đội nữ và nhận thấy rằng tư tưởng hiện đại có nhiều thay đổi, các cháu tiếp nhận và tỏ ra yêu thích đối với hoạt động này. Và tôi nhận thấy đối với đội nữ thì các em tiếp thu tốt hơn, học nhanh hơn so với các em nam. Các em nữ cũng có sự ghi nhớ bài học dài lâu hơn và tốt hơn so với các em nam".

Theo Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Linh Nga Niê Kđăm chia sẻ, có một thực tế hiện nay ở nhiều buôn làng tại Đắk Lắk đó là các thành viên đội chiêng nam sau khi trưởng thành, lập gia đình sẽ theo về nhà vợ ở rể. Nếu gia đình vợ ở các buôn khác thì coi như buôn gốc của chàng trai sẽ mất đi một thành viên của đội chiêng. Do đó, nhiều buôn làng đã hướng sang truyền dạy diễn tấu chiêng cho nữ giới, vì chị em sẽ mãi ở lại buôn làng theo tục lệ chồng làm rể của người Ê Đê.

Việc nữ giới Êđê biết diễn tấu cồng chiêng không chỉ tiếp nối nhịp chiêng ở các buôn làng, làm phong phú, tạo nên nét độc đáo cho không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, mà còn góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc Tây Nguyên trước những tác động từ nhiều phía của cuộc sống đương đại./.

H Xíu/VOV-Tây Nguyên

Tỉnh thành Đắk Lắk

Đắk Lắk
Nằm ở phía Tây và cuối dãy Trường Sơn, Đắk Lắk là tỉnh trung tâm của khu vực Tây Nguyên.

Điểm đến Đắk Lắk Xem thêm

Vườn quốc gia Yok Đôn
Vườn quốc gia Yok Đôn là một trong những khu rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái đặc trưng là rừng khộp.
Buôn Cô Thôn
Đến với Buôn Cô Thôn, du khách sẽ được hòa mình vào cuộc sống dân dã đậm chất truyền thống của người dân bản địa.
Thác Dray Nur
Nhắc đến thành phố Buôn Ma Thuột, không thể không nhắc đến những thác nước cao hùng vỹ, một trong số đó là Dray Nur.
Chùa Khải Đoan
Chùa Khải Đoan được xếp vào hàng danh lam cổ tự, là ngôi chùa lớn nhất Buôn Ma Thuột nói riêng và cả Đắk Lắk nói chung.
Nhà đày Buôn Ma Thuột
Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những nhà tù, nhà đày nổi tiếng tàn ác của đế quốc Pháp ở Đông Dương.
Buôn Ma Thuột
Thành phố Buôn Ma Thuột nằm trong vùng cao nguyên phía Tây của dãy Trường Sơn, là thành phố trực thuộc tỉnh Đắk Lắk.
Nét đẹp thuyền độc mộc
Chẳng phải đi đâu xa, chỉ cần đến hồ Lắk, bạn cũng có thể cảm nhận hết vẻ đẹp nên thơ của những con thuyền độc mộc, và bức tranh...
Bên trong Bảo tàng cà phê độc nhất VN có gì hot?
Bảo tàng thế giới cà phê có lối thiết kế nương theo không gian nhà dài, được cách điệu thành những đường cong đa hình và uyển...
Khám phá buôn du lịch cộng đồng đẹp nhất ở Buôn Ma Thuột
Buôn Ako Dhong tại phường Tân Lợi, TP. Buôn Ma Thuột vừa được chọn làm điểm du lịch cộng đồng có quy mô nhất trên địa bàn Đắk...

Ẩm thực Đắk Lắk Xem thêm

Bún đỏ - món ăn 'gây thương nhớ' ở thủ phủ Ban Mê
Phố núi Ban Mê nổi tiếng là thủ phủ cà phê của Việt Nam. Nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản hấp dẫn. Trong đó, bún đỏ là món ăn...
Top 10 món ngon phải thử khi du lịch Đắk Lắk
Nếu tới Đắk Lắk bạn đừng bỏ qua 10 món ngon đặc sắc dưới đây.
Ẩm thực truyền thống của người Gia Rai
Tại vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai như huyện Ea Sup, huyện Ea H’Leo, từ đầu thế kỷ XX trở lại đây, người ta đã...
 Đăk Lăk: hướng tới phát triển cà phê đặc sản
Tại lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, ngoài quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, xúc tiến đầu tư, quảng bá du lịch,...
Những quán cà phê đậm chất Tây Nguyên ở Buôn Ma Thuột
Có lẽ không ở đâu thưởng thức cà phê lại ngon như ở Buôn Ma Thuột, mảnh đất được coi là thủ phủ của cà phê Việt Nam. Giữa cái...
Độc đáo món “Vêch” của người Êđê ở Đắk Lắk
Từng là món ăn chỉ dành cho giới thượng lưu và người giàu có khi xưa, ngày nay, món “Vêch” của người Êđê ở Đắk Lắk đã trở nên...
Bơ sáp, đặc sản Đắk Lắk
Một chuyến du lịch đến Đắk Lắk sẽ không trọn vẹn nếu bạn không được thưởng thức quả bơ sáp, đặc sản nổi tiếng của phố núi....
Ngon mắt, đã thèm với bún đỏ Buôn Ma Thuột
Ngoài cà phê ngon nức tiếng, Buôn Ma Thuột còn có những món ăn dân giã ngon khó cưỡng. Một trong số đó là bún đỏ.
Bánh ướt Ban Mê Thuột níu chân du khách
Những lát bánh tráng mỏng tang nhưng vẫn dẻo dai, cuốn kèm với dưa leo, xoài, dưa chua, rau thơm và thịt nướng.

Trải nghiệm Đắk Lắk Xem thêm

Đắk Lắk: Các điểm tham quan đậm dấu ấn văn hóa thu hút khách dịp nghỉ lễ Quốc khánh
Nhiều điểm tham quan, du lịch và bảo tàng tư nhân ở Đắk Lắk đang góp phần lan tỏa thông điệp về tình yêu văn hóa, góp phần bảo...
Khám phá Bảo tàng Thế giới cà phê
Bảo tàng Thế giới cà phê là một điểm đến mới đầy hấp dẫn ở Đắk Lắk - thủ phủ cà phê Tây Nguyên. Tới đây, du khách không chỉ có cơ...
Giới trẻ phố núi nô nức check-in tại vườn hoa hướng dương ngoại ô
Những ngày gần đây, vườn hoa hướng dương rộng khoảng 5.000m2 tọa lạc tại thôn 4 (xã Ea Tu, TP.Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) đang là địa...
Đạp xe xuyên rừng Yok Đôn ngắm voi
Vườn Quốc gia Yok Đôn là rừng đặc dụng lớn nhất Việt Nam với diện tích 115.545 ha, nằm ở 2 tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk. Đây là vườn...
Khám phá đôi thác hùng vỹ mang theo chuyện tình thổn thức xứ đại ngàn
Không chỉ là hình ảnh gợi nhớ Tây Nguyên đại ngàn, Dray Sap, Dray Nur - hai ngọn thác hùng vỹ, ngày đêm tung bọt khói trắng xóa...
Đăk Lăk tựa Bali qua ống kính chàng trai Hà Nội
Lên Đăk Lăk theo chỉ dẫn của Hoàng Tuấn Anh, bạn sẽ khám phá nhiều góc sống ảo không thua gì thiên đường nghỉ dưỡng ở...
Âm vang Tây Nguyên
Tại Tây Nguyên, Đắk Lắk là vùng đất có sức quyến rũ mãnh liệt bởi thiên nhiên hoang dã với những nét đẹp nguyên sơ.
Một ngày ở Ban Mê đầy nắng và gió
Để trốn cái nắng nóng gay gắt của Sài Gòn, bọn mình quyết định rất nhanh bắt chuyến xe đêm và đánh một giấc dài.
Trải nghiệm mô hình “Du lịch voi thân thiện”
Đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng đàn voi nhà ở Đắk Lắk bởi phục vụ du lịch quá sức, già cỗi và không còn khả năng sinh sản, mới...

Cẩm nang du lịch Đắk Lắk Xem thêm

Lên Đăk Lăk nghỉ dưỡng dịp giỗ Tổ
Kỳ nghỉ lễ dịp Giỗ tổ Hùng Vương năm nay, nếu chưa biết đi đâu, hãy chọn Đăk Lăk là nơi dừng chân. Cắm trại bên hồ, thưởng thức...
Ghé thăm Bảo tàng Thế giới cà phê
Nhiều người vẫn nghĩ bảo tàng là nơi nhàm chán thì phải thay đổi suy nghĩ khi đến Bảo tàng Thế giới cà phê ở Buôn Ma Thuột, nơi...
Khám phá làng cà phê Trung Nguyên
Hoài cổ, hùng vĩ nhưng lại rất bình yên, làng cà phê Trung Nguyên là thế giới cà phê thu nhỏ với những đặc trưng riêng...

Nhà hàng Đắk Lắk Xem thêm

Cà phê thú cưng: Quen mà lạ trên xứ Bazan
Cà phê thú cưng đâu chỉ có ở các thành phố lớn như Sài Gòn, Hà Nội… Vài năm trở lại đây, Đắk Lắk đã xuất hiện những quán cà phê...
Đắk Lắk: Cà phê thú cưng hút khách dịp tết
The Zoo Kafein đang nhận được sự quan tâm của đông đảo những người yêu quý động vật. Trong dịp Tết Kỷ Hợi năm nay, The Zoo Kafein...