Nổi bật trong sắc vàng nắng thu là màu trắng của những phên mỳ tạo nên một bức tranh bình yên, no ấm. Đây là hình ảnh quen thuộc của làng nghề bánh đa Lộ Cương (phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương).
Nghề làm bánh đa ở làng Lộ Cương có từ khoảng năm 1960 nhưng đến năm 1990 mới thực sự phát triển mạnh, thu hút đông đảo người dân tham gia. Tháng 3/2006, Lộ Cương chính thức được công nhận là làng nghề truyền thống
Bánh đa Lộ Cương được sản xuất theo hệ thống liên hoàn hoặc bán thủ công. Hiện nay, nhiều hộ trong làng nghề đã đầu tư dây chuyền khép kín, từ máy xay bột, tráng bánh đến cắt bánh... giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực
Các công đoạn làm bánh được tiến hành cẩn thận, tỉ mỉ. Đặc biệt, nhiệt độ khi tráng bánh phải cao thì bánh mới chín đều và phồng đẹp
Bánh đa sau khi tráng và phơi khô sẽ được cắt thành những sợi nhỏ và được tạo hình thành những con sò hay con gập, đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng
Đối với những hộ sản xuất bán thủ công, công đoạn phơi bánh là vất vả nhất vì phụ thuộc vào thời tiết. Còn trong dây chuyền sản xuất khép kín, công đoạn sấy bánh cũng thường do những người có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện
Nghề làm bánh đa góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho các hộ dân ở làng Lộ Cương (phường Tứ Minh, thành phố Hải Dương). Bánh đa Lộ Cương không chỉ được bà con trong tỉnh Hải Dương ưa chuộng mà đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước
Bánh đa Lộ Cương sợi mỏng, mềm và dai. Sau khi chần qua nước sôi, cho vào bát, đổ ngập nước dùng mà các sợi bánh không bao giờ gãy vụn hay rời nhau ra
PV / VOVTV