Văn hóa

Nhiều nét mới tại Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2019

20:30 - 11/09/2019
Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2019 diễn ra trong 10 ngày từ 8 – 18/9 (tức ngày 10-20/8 âm lịch) tại Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn Kiếp Bạc, thuộc thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương với nhiều điểm mới.

Ảnh: dulichhaiduong.gov.vn

Đây là thông tin được ông Nguyễn Thành Trung, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hải Dương cho biết tại Hội nghị giao ban báo chí tháng 9/2019 do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Hội Nhà báo, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương tổ chức.

Theo đó, năm nay, Lễ hội mùa Thu Côn Sơn – Kiếp Bạc sẽ nâng tầm Lễ hội quân trên sông Lục Đầu thành Diễn xướng Hội quân trên sông Lục Đầu để tái hiện lại hình ảnh quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên Mông. Nội dung này sẽ diễn ra vào sáng 15/9 (tức 17/8 âm lịch), là một điểm nhấn độc đáo ngay sau phần Lễ khai hội, hứa hẹn thu hút đông đảo du khách thập phương quan tâm. 

Diễn xướng dự kiến diễn ra trong khoảng 60 phút với sự tham gia của 60 chiếc thuyền của ngư dân các khu dân cư Kênh Giang, Văn Đức cùng sự tham gia của trên 1.000 người dân. Chương trình diễn xướng có 3 chủ đề: “Quốc công Tiết Chế phụng lệnh hội quân, sông Lục Đầu bày thế trận”; “Hùng khí Lục Đầu” và “Ca khúc khải hoàn”.

Cùng với đó, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ về việc nói không với rác thải nhựa, Lễ cầu an và hội hoa đăng năm nay sẽ có nét mới, thay vì sử dụng chất liệu hoa đăng nhựa, Ban Tổ chức đã chuẩn bị 5.000 hoa đăng gấp bằng giấy tự hủy để phục vụ người dân khi tham gia sự kiện này.

Lễ hội Mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2019 tưởng niệm 719 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, tưởng niệm 577 năm Ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới Nguyễn Trãi, tôn vinh triều đại nhà Trần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, nhằm tuyên truyền, quảng bá những giá trị của Khu Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân dân và du khách trong thực hành, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.

Trong 10 ngày lễ hội, nhiều nghi lễ truyền thống sẽ diễn ra như: Lễ cáo yết, Lễ tưởng niệm 719 năm Ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Lễ khai hội, Lễ hội quân trên sông Lục Đầu, Lễ Khai ấn và ban ấn Đền Kiếp Bạc, Lễ rước bộ, Lễ giỗ Đức Thánh Trần, Lễ cầu an và hội hoa đăng. Bên cạnh đó, nhiều hoạt động phần hội đặc sắc được tổ chức như: Liên hoan diễn xướng hầu Thánh, trình diễn nghệ thuật múa rối nước, đua thuyền truyền thống.

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ hội cơ bản đã hoàn tất. Ban Tổ chức Lễ hội đã chuẩn bị khoảng 3 vạn ấn Đền Kiếp Bạc để phát cho nhân dân trong Lễ Ban ấn đêm 14/9 (tức 16/8 âm lịch). Các khu vực hàng quán xung quanh di tích đã được sắp xếp gọn gàng và đảm bảo mỹ quan. Khuôn viên di tích sau nhiều nỗ lực đầu tư, cải tạo nay đã thêm phần khang trang, sạch đẹp với nhiều vườn hoa, cây cảnh. Các điểm di tích như Bàn Cờ Tiên, Thanh Hư Động, Cầu Thấu Ngọc, Suối Côn Sơn… đã được lát lại đá và khắc biển tạo thêm những điểm nhấn hấp dẫn đối với du khách.

Đồng thời, Ban Tổ chức Lễ hội phối hợp với các cấp chính quyền địa phương lập phương án cụ thể đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho du khách đến với lễ hội. Để tăng cường thực hiện nếp sống văn minh lễ hội, Ban Quản lý Di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc tuyên truyền, ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp mê tín, dị đoan, ăn xin, chèo kéo du khách…

Theo dantocmiennui.vn

Tỉnh thành Hải Dương

Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh nằm ở đồng bằng sông Hồng, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Điểm đến Hải Dương Xem thêm

Di tích lịch sử Côn Sơn
Nhắc đến vùng đất Hải Dương, chắc hẳn du khách gần xa không thể nào quên di tích lịch sử nổi tiếng Côn Sơn.
Đền thờ Chu Văn An điểm đến du lịch văn hóa lịch sử
Đền thờ Chu Văn An từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch văn hoá của du khách gần xa.
Đảo Cò Chi Lăng Nam
Đảo Cò Chi Lăng Nam từ lâu đã trở thành điểm du lịch sinh thái hấp dẫn của tỉnh Hải Dương.
Ngày xuân hành hương về chùa Côn Sơn
Côn Sơn nổi tiếng với tên tuổi danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi. Tại đây có chùa Côn Sơn là một điểm đến thu hút rất đông...
Đền Kiếp Bạc
Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần...
“Hoa mặt trời” khoe sắc giữa Thành Đông
Tiết trời hanh hao, se lạnh và cái nắng cuối thu trải vàng khiến lòng người trào dâng bao xúc cảm, muốn tìm kiếm cho mình một...
Thành phố Hải Dương - diện mạo xứng tầm đô thị loại 1
Hơn 2 thế kỷ hình thành và phát triển, thành phố Hải Dương ngày nay đã là một đô thị năng động và hiện đại, xứng đáng với tầm vóc...
Thành phố Hải Dương trên chặng đường phát triển mới
Thành phố Hải Dương những ngày tháng 10 ngập tràn không khí náo nức của người dân vì Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định công...
Thăm đền Cao An Phụ
Khu di tích đền Cao An Phụ (An Phụ Sơn từ) là nơi thờ An Sinh vương Trần Liễu - thân phụ của vị anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo,...

Ẩm thực Hải Dương Xem thêm

Hoa hậu Liên lục địa Karen tha thướt trong tà áo dài trắng làm 'tắc đường' cả góc phố Sài Gòn
Hoa hậu Liên lục địa Karen khiến đông đảo người đi đường phải dừng lại ngắm nhìn và tấm tắc khen ngợi khi mặc áo dài trắng quá...
Bánh đậu xanh: Thơm ngọt tình người xứ Đông
Với những nguyên liệu đơn giản, mộc mạc nhưng mỗi chiếc bánh đậu xanh Hải Dương lại thấm đượm hương vị đồng nội, thể hiện sự tinh...
Về xứ Đông thưởng thức bánh đa cua
Hải Dương không chỉ thu hút du khách hành hương về với lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc hay lễ hội Văn Miếu Mao Điền… mà còn “gây thương...
Hải Dương: Làng vải Thanh Hà vào vụ sớm
Huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương hiện có trên 3.860 ha vải, trong đó khoảng 1/3 diện tích trồng vải sớm, tập trung chủ yếu ở các xã...
Bánh gấc Ninh Giang – thứ quà Tết bình dị
Cách trung tâm thành phố Hải Dương chừng 30 km, vùng đất Ninh Giang in đậm dấu ấn trong lòng mọi người bằng món quà quê bình dị,...
3 đặc sản khó quên ở quê hương tiền vệ Phạm Đức Huy
Bàn thắng của tiền vệ Phạm Đức Huy mới đây khiến người ta ngây ngất, và quê hương anh - Hải Dương cũng có những đặc sản "ngất...
Rươi Tứ Kỳ - sản vật độc đáo của Hải Dương
Mùa rươi đã đến, người dân huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương nô nức thu hoạch sản vật độc đáo này.
Bún cá rô đồng Hải Dương giòn rụm, thơm lừng
Bún cá rô đồng, món ngon dân dã, đậm hương vị quê hương của vùng đất Hải Dương.
Các loại bánh nổi tiếng đất Hải Dương
Nói tới Hải Dương, người ta không thể quên nhắc tới những món bánh ngon đặc biệt của vùng đất này.

Trải nghiệm Hải Dương Xem thêm

Về Hải Dương ghé thăm khu di tích tưởng niệm Đại danh y Tuệ Tĩnh
Đại danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, người thôn Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng. Năm 22 tuổi (1351) ông thi đỗ Thái học...
Trải nghiệm miệt vườn sông nước Thanh Khê
Những ngày này, phong cảnh vùng trồng vải rộng hơn 90 ha ở xã Thanh Khê (Thanh Hà) đẹp như bức tranh đa sắc màu. Con sông Đồng...