Văn hóa

Tết tháng Bảy ở vùng cao Lào Cai níu chân du khách

11:10 - 07/08/2019
Không chỉ có nét đẹp hoang sơ của nương rẫy, sự kỳ vĩ của núi non, kho tàng văn hóa của người dân bản địa mới thật sự là kho báu vô giá của vùng cao Lào Cai.

Đặc biệt, nét đẹp văn hóa riêng có ấy thể hiện đậm nhất mỗi khi các thôn bản đón lễ, tết truyền thống của dân tộc mình. Ở Lào Cai, tháng bảy âm lịch hàng năm là thời điểm các tộc người trên địa bàn nô nức đón cái tết mang đậm bản sắc với phong tục truyền thống, để lại nhiều ấn tượng đẹp trong mắt du khách quốc tế.

Tả Van (Sa Pa) - một trong những điểm du lịch homestay nổi tiếng của Lào Cai nói riêng, Tây Bắc nói chung, là nơi tập trung đông đảo người dân tộc Giáy sinh sống. Đối với đồng bào dân tộc Giáy, tết Xịp Xí (còn gọi là Tết tháng Bảy) được coi là cái tết quan trọng hơn cả Tết Nguyên đán và Tết 3/3 âm lịch. Vì vậy nơi đây, cứ mỗi khi đến tháng bảy âm lịch, du khách lưu trú tại địa phương lại được dịp hòa chung, thưởng thức nét độc đáo của không khí Tết tháng Bảy rộn ràng của người bản địa.
 
Lần đầu tiên được ăn tết cùng người dân vùng cao, chị Arseniy Zorin (người Nga), một giáo viên tại trung tâm Tiếng Anh, sinh viên Đại học Hà Nội đang lưu trú ở homestay Anh Đức, thôn Tả Van Giáy, xã Tả Van, huyện Sa Pa, chia sẻ: "So với nước Nga, Tết Việt Nam có rất nhiều điều khác biệt thú vị, đặc biệt là tết của người dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thể hiện rõ nét nhất sự thành kính của các gia đình đối với ông bà tổ tiên. Mỗi vật phẩm họ đặt lên bàn thờ làm lễ đều là sản phẩm họ sản xuất ra và tự tay làm". Trải nghiệm được cùng làm bánh dậm với chủ nhà là hồi ức mà theo Arseniy Zorin là đẹp, thú vị nhất trong chuyến đi này.

Giao lưu văn hóa, văn nghệ đốt lửa trại tại bản Tả Van. Ảnh: Yên Định 

Trong ngày rằm tháng bảy, người Giáy thường gói bánh dậm. Muốn có được chiếc bánh dậm ngon, Arseniy Zorin cùng các bạn trong đoàn đã theo chân bà Liềng Thị Chi - chủ nhà cô ở, đi hái lá chuối rừng. Bà Chi hướng dẫn Arseniy Zorin và mọi người chọn lấy những chiếc lá bánh tẻ to bản, lành lặn. Lá lấy về dóc bỏ phần cuống, chỉ lấy 2 dải lá hai bên sống rồi đem phơi, thường chỉ cần 1 nắng, cho lá mềm, dai, bánh mới có mùi thơm.
 
Bánh được làm từ bột gạo nếp Tả Van - loại gạo ngon nức tiếng Lào Cai, mang xay bột ướt. Sau khi xay bột, nước bột đó được đổ vào chiếc túi vải mỏng để lọc bỏ phần nước cho đến khi chỉ còn bột là được. Bà Chi cho Arseniy Zorin biết, cách làm bột này tuy kỳ công, nhưng khi được bột sẽ rất mềm, dẻo. Cách gọi tên các loại bánh dậm phụ thuộc vào loại nhân bên trong như: Bánh dậm nhân đỗ, bánh dậm nhân lạc, gồm cả nhân mặn và ngọt. Đỗ sau khi ngâm nước nóng, đãi vỏ sẽ được đồ hoặc nấu chín, giã cho thật nhuyễn rồi xào lên. 

Nếu muốn làm nhân ngọt thì cho đường vào đỗ, đồng thời trộn một chút vào vỏ bánh. Nếu làm nhân mặn, khi chảo nóng, phi hành khô thơm, xào thịt lợn ba chỉ băm, sau đó đổ đỗ vào xào cho ngấm mỡ rồi cho hạt tiêu, mắm muối vừa đủ. Đối với nhân lạc cũng vậy, lạc sau khi được rang chín, bỏ vỏ sẽ được mang đi giã, các công đoạn sau cách làm tương tự như nhân đỗ. Arseniy Zorin cho biết, đồng bào còn trộn lẫn cả hai loại nhân đỗ, lạc với nhau, được một loại nhân rất thơm ngon.
 
Để bắt đầu gói bánh, bà Chi cùng Arseniy Zorin dùng một chút mỡ lợn xoa vào lòng bàn tay cho bột bánh không dính, nặn bánh hình tròn, cho nhân vào giữa bột, sau đó đặt vào mặt trái lá chuối. Bánh sau khi gói xong được xếp vào chõ, mang đi hấp, khoảng 30 phút là bánh chín. Khi chín bánh được gắp ra, vuốt cho thẳng, những chiếc đầu tiên sẽ được đặt lên bàn thờ tổ tiên, bày tỏ lòng hiếu kính của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Theo Arseniy Zorin, tết ở Nga là dịp để gặp gỡ bạn bè, mọi người đón tết tại các điểm vui chơi công cộng, cùng mở rượu sâm - banh chúc nhau những điều tốt đẹp, chứ không có tục ở nhà để thờ cúng tổ tiên như Việt Nam.
 
Tương tự chị Arseniy Zorin, ông Stivi Cooke (người Úc) cũng đặc biệt tỏ ra thích thú với ngày Tết tháng Bảy của Việt Nam. Sang Việt Nam làm việc được 10 năm, ông cho biết mình từng sống và ăn tết với đồng bào người Thái, Mông, Dao, Tày, Giáy, Hà Nhì... và cảm nhận được rất nhiều điều thú vị. "Họ có sự tôn kính rất cao về mặt tín ngưỡng, lễ tiết, đồng thời rất phóng khoáng về giải trí, vui chơi. Đặc biệt, tôi rất lấy làm ngưỡng mộ các thành viên trong gia đình khi họ ngừng công việc và cuộc sống riêng của mình để xúm lại với nhau chuẩn bị tết", ông Stivi Cooke cho biết.

Bên cạnh đó, đối với Stivi Cooke, tục lệ độc đáo nhất ở Bắc Hà, Lào Cai những ngày Tết tháng Bảy âm lịch là “Pây tái” (theo tiếng Tày), hay còn gọi là tục thăm và tặng quà cho bố mẹ vợ. Bắt đầu bước vào tháng bảy âm lịch, người Tày, Nùng Bắc Hà đã nhộn nhịp ăn tết. Dịp này, tại homestay Hoan Triều Kha, thôn Na Hối, huyện Bắc Hà, ông Stivi Cooke thấy phụ nữ Tày, Nùng cùng chồng con sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà, tổ tiên với một con vịt béo, một chục bánh dày, bánh chuối, chai rượu ngô đến chúc sức khỏe ông bà ngoại và cùng gia đình ăn bữa cơm thân mật, thưởng thức những món đặc sản của dân tộc, qua đó thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn cha mẹ, ông bà, tổ tiên. 

Không chỉ là nét đẹp văn hóa thể hiện bổn phận của phụ nữ Tày, Nùng sau khi lấy chồng, theo ông Stivi Cooke phong tục này cần được đồng bào gìn giữ, phát huy để con rể thể hiện lòng tôn kính, lòng biết ơn công sinh thành của bố mẹ vợ. Đây còn là cơ hội để thắt chặt tình cảm giữa những người trong gia đình, dòng tộc, họ hàng và tình đoàn kết giữa mọi người với nhau.

Không chỉ có phong tục ngày lễ, tết, trong từng thửa ruộng nếp nhà ở miền rẻo cao Tây Bắc đều chứa đựng bản sắc văn hóa truyền đời của cộng đồng các dân tộc. Bởi vậy, những năm gần đây, cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có sự quan tâm nhiều hơn đến việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa và bước đầu phục dựng những lễ hội tiêu biểu để giới thiệu, quảng bá tới du khách bốn phương. Bản thân người dân bản địa cũng đã có ý thức chủ động, sáng tạo, biến những giá trị văn hóa phi vật thể ấy trở thành nét văn hóa đặc sắc gọi mời và níu chân du khách bốn phương mỗi dịp lễ, tết về.

Hương Thu/TTXVN

Tỉnh thành Lào Cai

Lào Cai
Lào Cai là tỉnh biên giới phía Bắc, với điểm nhấn du lịch là thị trấn Sapa.

Điểm đến Lào Cai Xem thêm

Sapa
Sapa lặng lẽ nhưng ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên.
Y Tý
Nằm ở độ cao trên 2.000m, Y Tý quanh năm mây phủ, tạo nên một khung cảnh rất đỗi mơ màng.
Bắc Hà
Không ồn ào náo nhiệt, Bắc Hà vẫn trở thành điểm đến hấp dẫn với nhiều du khách.
Si Ma Cai
Si Ma Cai nằm trên thượng nguồn sông Chảy, có nhiều phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành.
Đỉnh Fansipan
Phan Xi Păng, Fansipan hay Phan Si Phăng là ngọn núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”.
Lũng Pô
Nằm ở nơi biên cương địa đầu Tổ quốc, Lũng Pô chính là nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt.
Mường Hum
Nằm giữa Sa Pa và Y Tý, vùng cao Mường Hum là mảnh đất tuyệt đẹp nằm ẩn mình giữa núi rừng Tây Bắc.
Tả Giàng Phình
Tả Giàng Phình là vùng đất cổ của đồng bào Mông cư trú ở dưới chân núi Ngũ Chỉ Sơn hùng vĩ.
A Lù
A Lù hoang sơ và ảo mộng, khiến người lữ hành tò mò vừa như một cái níu chân đầy ngập ngừng và e ngại.

Ẩm thực Lào Cai Xem thêm

Cuốn sủi - Món ăn đậm chất Tây Bắc
Cuốn sủi vốn là món ăn của người Hoa, nhưng do người Hoa hay buôn bán tấp nập ở khu vực biên giới, nên món ăn ấy cũng vì thế mà...
Đặc sản mứt mận Bắc Hà
Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đầu ra cho quả mận tam hoa ở Bắc Hà gặp khó khăn. Chính vì vậy, chị Sải Thị Bích Huế, ở...
Đến Sa Pa sao lại chớ ăn cốn sủi?
Đến Sa Pa chớ ăn cốn sủi, bởi lẽ bạn sẽ phải tìm cách để quay lại ăn thêm lần nữa cho đã cơn thèm. Còn gọi là cuốn sủi, món ăn lạ...
Các món ăn ngày Tết của đồng bào dân tộc Giáy
Dân tộc Giáy là dân tộc có nhiều lễ tết, mỗi lễ tết lại có những phong tục và ẩm thực độc đáo. Tết Nguyên Đán được người Giáy gọi...
Hạt dổi rừng: Xứng danh "vàng đen" Tây Bắc
Hạt dổi rừng là một trong những loại gia vị đặc biệt thơm ngon và quý hiếm của người dân vùng cao.

Trải nghiệm Lào Cai Xem thêm

Dấu ấn Trịnh Tường
Nằm ở thượng nguồn sông Hồng, giáp với xã A Mú Sung - nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt - xã Trịnh Tường (huyện Bát Xát) không...
Mộc mạc 'cao nguyên trắng'
Nhắc đến Lào Cai, đa phần du khách sẽ nhớ tới thị trấn Sa Pa huyền ảo trong sương. Nhưng có một người “chị em song sinh” khác...
Sapa mờ ảo trong màn sương mù dày đặc
Do ảnh hưởng của khối không khí lạnh, trong đêm qua và rạng sáng 21/2, nhiệt độ tại Sapa luôn ở mức thấp khoảng từ -1 đến 2 độ C,...
Hành trình chinh phục Ngũ Chỉ Sơn - đệ nhất hùng sơn Tây Bắc
Núi Ngũ Chỉ Sơn cao 2858 m, được xem là đệ nhất hùng sơn của Tây Bắc, nằm ở xã Tả Giàng Phình, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào...
Vùng cao Bát Xát mùa lúa chín
Thời điểm này, những tràn ruộng bậc thang vùng cao Bát Xát (Lào Cai) bắt đầu vào độ chín. Các bản, làng vùng cao như được khoác...
Rực rỡ sắc hoa đào núi tuyệt đẹp ở Sa Pa
Trời nắng ấm nên tất cả các cây đào núi ở vùng du lịch Sa Pa đều nở hoa khoe sắc hồng rực rỡ trong nắng xuân tạo nên những cảnh...
Tập 5 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3: Queen Trần Vân nhí nhảnh, Gulliver Anh Vũ dí dỏm
Hành trình khám phá thị xã Sa Pa, Lào Cai của Queen và Gulliver trong tập 5 "Phiêu lưu cùng Gulliver" Mùa 3 là những tràng cười...
Vẻ đẹp lãng mạn của thung lũng Mường Hoa nhìn từ cáp treo Fansipan
Thung lũng Mường Hoa với nhiều nếp nhà đơn sơ hiện hữu ngay giữa các thửa ruộng bậc thang tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt...
Đến Y Tý, say trên những nấc thang vàng
Đến Y Tý vào những ngày mùa thu, cũng là lúc lúa chín - "mùa vàng" ấm no của bà con vùng cao, chúng tôi như say trên những nấc...

Cẩm nang du lịch Lào Cai Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
10 làng quê Việt Nam đẹp cổ kính và nên thơ
Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, là những làng quê nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và nên...
5 xu hướng du lịch hậu Covid nhất định phải thử ở Lào Cai
Trước tình hình dịch Covid-19 còn kéo dài và chưa được kiểm soát hoàn toàn trong cả nước lẫn quốc tế, xu hướng du lịch toàn cầu...
Địa điểm du lịch Tết Nguyên đán 2020
Tết vốn là dịp để mọi người quây quần bên nhau, sum họp gia đình. Nhưng với nhiều gia đình bây giờ Tết là để vui chơi, để du...
Những điểm đến hấp dẫn khi tới Sa Pa
Nói đến Sa Pa, người ta nghĩ đến hình ảnh một thị trấn mờ sương với nhà thờ cổ thấp thoáng, là dãy Hoàng Liên Sơn hùng vỹ,...
Bí kíp để có chuyến đi Sa Pa “chất như nước cất”
Giờ Sa Pa rất khác, nhưng chính những điều khác biệt ấy lại làm nên một nét hấp dẫn khó cưỡng. Và bạn, nếu muốn tận hưởng trọn...
100 đô đi tới Sapa tha hồ chụp ảnh check-in
Phiêu bạt cùng mây trời và tận hưởng vẻ đẹp bất tận của Sa Pa, một miền đất mà mỗi bước chân đi qua là hàng chục kiểu ảnh ở...
Bốn điểm đến Tây Bắc hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Thời tiết dịp 30/4-1/5 khá nắng nóng, vì vậy nhiều du khách đã chọn các điểm đến Tây Bắc – nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm để...
Note lại ngay địa điểm "cầu duyên" tại Sapa này để lập tức "thoát kiếp FA"
Thác Tình Yêu đẹp thổn thức nhưng ít người biết tới vì nó nằm sâu trong rừng trúc xanh mướt. Tương truyền ghé thác Tình Yêu, bạn...

Khách sạn Lào Cai Xem thêm

Báo Mỹ ca ngợi Hotel de la Coupole nổi bật ở vùng núi phía bắc Việt Nam
Thị trấn Sa Pa, tỉnh Lào Cai là điểm đến yêu thích của cả du khách trong và ngoài nước. Nơi này hấp dẫn du khách từ phong cảnh,...
Ba khách sạn đẹp như studio, được check-in nhiều ở Sapa
Cách Hà Nội vài tiếng di chuyển, Sapa là điểm nghỉ dưỡng lý tưởng cho ngày cuối tuần cũng như để tránh nóng cho mùa hè sắp...
Khai trương khách sạn 5 sao đầu tiên ở Sapa
Tập đoàn Sun Group vừa khai trương khách sạn 5 sao quốc tế đầu tiên tại Sa Pa - Hotel de la Coupole-MGallery by Sofitel.
Sapa Jade Hill Resort & Spa: Tiên cảnh núi rừng Tây Bắc
Sapa Jade Hill Resort & Spa là khu nghỉ dưỡng cao cấp, dự án bất động sản lớn nhất tại Sapa.

Nhà hàng Lào Cai Xem thêm

Những quán cà phê check-in đẹp nhất Sa Pa
Sa Pa ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh sắc thiên nhiên và con người. Cho dù là đi cùng ai thì Sa Pa vẫn luôn xứng đáng là địa...