Văn hóa

Vì sao “Kẻ vô hình” thu về gần 50 triệu USD dù phòng vé ảm đạm?

14:35 - 10/03/2020
VOV.VN -Doanh thu “Kẻ vô hình” vượt qua con số dự đoán, đặc biệt trong bối cảnh điện ảnh thế giới phải hứng chịu hậu quả trước ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Sau 3 ngày công chiếu, bộ phim “Kẻ vô hình” (The Invisible Man) được đánh giá là sự khởi sắc của thể loại kinh dị của năm 2020 khi thu về 50 triệu USD toàn cầu, “bội thu” gấp 7 lần kinh phí sản xuất. 

"Kẻ vô hình" (The Invisible Man) là siêu phẩm kinh dị khởi sắc của năm 2020. 

Với số điểm 90% tích cực trên trang Rotten Tomatoes cùng cơn mưa lời khen từ giới phê bình, “Kẻ vô hình” được đánh giá là tác phẩm giả tưởng kinh dị tốt, khai thác và làm mới cốt truyện tưởng như đã lỗi thời trong xã hội hiện đại bằng việc truyền tải những nỗi ám ảnh mang tính thời đại. Đạo diễn tài năng Leigh Whannell đã “hồi sinh” huyền thoại một thời lên màn ảnh lớn với cốt truyện hoàn toàn mới lạ cùng dàn diễn viên thực lực ở Hollywood hiện nay.

“Hồi sinh” nỗi sợ vô hình

“Kẻ vô hình” là bộ phim được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết kinh điển cùng tên của nhà văn H.G. Wells, xuất bản lần đầu năm 1897. Kể từ khi ra mắt, nhân vật “kẻ vô hình” đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng, kinh dị. Năm 1933, tác phẩm được đưa lên màn ảnh rộng, gây sốt phòng vé và trở thành cái tên “đỉnh cao” của thể loại phim kinh dị. Bộ phim còn được lưu vào danh sách Bảo tồn Phim Quốc gia bởi Thư viện Quốc hội Mỹ với “ý nghĩa về mặt văn hóa, lịch sử và nghệ thuật”. 

Phiên bản năm 1933 của "Kẻ vô hình" gây khiếp hãi bằng hình ảnh bộ áo vest lửng lỡ giữa không trung. 

Đến nay, dù đã xuất hiện với nhiều phiên bản điện ảnh khác nhau nhưng có lẽ phải đến “Kẻ vô hình” của Whannell, khán giả mới phấn khích tột độ bởi không khí căng thẳng, hồi hộp cũng như phần kịch bản đầy nút thắt bất ngờ. 

Bộ phim năm 1933 đã trở thành tác phẩm kinh điển, có vị trí quan trọng trong lịch sử phim kinh dị, nhưng nó không làm khán giả hiện đại kinh hoàng. Đứng trước thách thức làm mới, Whannell cho biết, điều cốt lõi tạo nên sự đáng sợ đến từ cảm giác hoảng loạn khi bị rình rập mà chẳng thể chống cự. Nắm bắt rõ điều này, Whannell không dọa dẫm người xem bằng chính nhân vật phản diện ghê rợn mà chuyển trọng tâm tường thuật sang Cecilia Kass, người phụ nữ bị thao túng tâm lý đến mức gần điên loạn, do nữ diễn viên đoạt giải Quả cầu vàng Elisabeth Moss thủ vai. Chính góc nhìn từ nạn nhân bị kẻ phản diện ám ảnh đeo đuổi là chìa khóa để vị đạo diễn “tái sinh” nên “Kẻ vô hình”.

Bộ phim là câu chuyện về Cecilia Kass, một nữ kiến trúc sư tài năng tìm cách thoát khỏi vòng kiểm soát của người tình giàu có nhưng đầy bạo lực Adrian (Oliver Jackson-Cohen thủ vai). Cuộc sống hàng ngày của cô như một cơn ác mộng vì phải hứng chịu sự bạo hành từ gã bạn trai giàu có, quyền lực. Một ngày, Cecilia tìm cách trốn khỏi căn nhà của hắn dưới sự giúp đỡ của em gái và bạn thân. 

Những tưởng đã chạy thoát khỏi bàn tay kiểm soát của gã bạn trai sau khi hắn tự sát trước sự ngỡ ngàng của nhiều người, Cecilia nhận ra cuộc săn đuổi mới thực sự bắt đầu. Dàn dựng vụ tự sát chỉ để tiếp tục hành hạ và khống chế cô dưới vỏ bọc tàng hình với khao khát chiếm hữu.

Cecilia bị đưa vào bệnh viện, nhưng cô và những người xung quanh vẫn không thể thoát được sự ra tay tàn độc của Adrian. 

Từ đó, Cecilia sống trong nỗi ám ảnh Adrian vẫn hiện hữu và theo dõi cô qua các dấu hiệu xáo trộn, lọ thuốc dính máu, vết lõm trên ghế ngồi, vết chân trên tấm chăn, đèn flash lóe lên từ điện thoại…Nỗi lo sợ ngày càng lớn dần, chi phối toàn bộ cuộc đời của Cecilia, cô lập cô, khiến tất cả mọi người, thậm chí bản thân nhân vật chính tưởng rằng Cecilia bị điên.

Cảm giác không được tin, không được lắng nghe hoặc bị soi xét kỹ lưỡng vì tin vào điều gì là đúng là điều tất cả chúng ta có thể nhận ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính sự đồng cảm trong tâm lý đã giúp ông hoàng phim kinh dị Leigh Whannell đã tạo nên một “kẻ vô hình” có thể chạm đến nỗi sợ ẩn sâu trong mỗi khán giả. Nỗi sợ vô hình có thể kiểm soát, chi phối và huỷ hoại cuộc sống của chính chúng ta.

Từ đó, Cecilia sống trong nỗi ám ảnh Adrian vẫn hiện hữu và theo dõi cô qua các dấu hiệu xáo trộn, lọ thuốc dính máu, vết lõm trên ghế ngồi, vết chân trên tấm chăn, đèn flash lóe lên từ điện thoại…Nỗi lo sợ ngày càng lớn dần, chi phối toàn bộ cuộc đời của Cecilia, cô lập cô, khiến tất cả mọi người, thậm chí bản thân nhân vật chính tưởng rằng Cecilia bị điên.

Cảm giác không được tin, không được lắng nghe hoặc bị soi xét kỹ lưỡng vì tin vào điều gì là đúng là điều tất cả chúng ta có thể nhận ra ở nhiều cấp độ khác nhau. Chính sự đồng cảm trong tâm lý đã giúp ông hoàng phim kinh dị Leigh Whannell đã tạo nên một “kẻ vô hình” có thể chạm đến nỗi sợ ẩn sâu trong mỗi khán giả. Nỗi sợ vô hình có thể kiểm soát, chi phối và huỷ hoại cuộc sống của chính chúng ta.

“Tôi thấy một cơ hội để điều chỉnh nó theo cách đáng sợ nhất có thể. Muốn làm “kẻ vô hình” trở nên đáng sợ thì không nên tập trung bộ phim vào anh ta. Cái gì không nhìn thấy được luôn là cái đáng sợ nhất.”, Whannell chia sẻ. Lối kết của “Kẻ vô hình” cũng được đánh giá khá cao với tình tiết gợi mở cho những phần phim tiếp theo. Không chỉ là một bộ phim kinh dị đơn thuần, chủ đề của phim còn nằm ở thông điệp bảo vệ phụ nữ khỏi nạn bạo hành và thói gia trưởng còn tồn tại trong xã hội hiện đại. 

Hệ thống âm thanh và những góc quay tinh tế theo góc nhìn của nhân vật chính tạo nên bầu không khí căng thẳng tột độ ngay từ những giây đầu tiên. Góc máy hẹp mang đến cảm giác nghẹt thở cho người xem như có kẻ vô hình luôn rình rập, theo dõi mọi lúc mọi nơi. Điều này được duy trì trong suốt bộ phim và tạo được hiệu quả tốt ở mỗi đoạn cao trào. Bên cạnh đó, phim có nhiều phân đoạn đặc tả cảnh không có sự xuất hiện của bất kì nhân vật nào càng khiến khán giả thấp thỏm lo sợ, căng mắt đi tìm bóng dáng của kẻ vô hình. Tông màu phim xanh với không gian tăm tối, vắng lặng càng tô đậm nỗi bất an của nhân vật chính trong sự ám ảnh bao trùm. 

Diễn xuất đỉnh cao của chủ nhân giải “Quả cầu vàng”

Phối hợp hoàn hảo với kịch bản vô cùng chân thực của Leigh Whannell là diễn xuất đỉnh cao của nữ chủ nhân giải “Quả cầu vàng” Elisabeth Moss. Với kinh nghiệm nhập vai dạng vai phụ nữ tổn thương, sang chấn tâm lý trong các tác phẩm như “The Handmaid’s Tale” hay “Mad Men”, Elisabeth hiện lên với dáng vẻ tiều tuỵ, đôi mắt thâm quầng, mái tóc vàng xơ xác xuất hiện giữa căn biệt thự lớn càng khắc hoạ bi kịch cuộc đời nhân vật. 

Chủ nhân “Quả cầu vàng” thể hiện năng lực diễn xuất đỉnh cao qua màn độc diễn tâm trạng với những cảm xúc bất ổn của Cecilia. Cùng với đó, khả năng biến đổi cảm xúc từ một người có tinh thần bất ổn sang một kẻ vô cùng gian xảo để chống trả với cái ác không hề làm khó được cô. 

Để vào vai Cecilia, nữ diễn viên Elisabeth Moss đã giành rất nhiều tâm sức cho vai diễn này. Cô đã tham khảo lại vai diễn trong “The Handmaid’s Tale” để có thể khắc hoạ trọn vẹn nhân vật biểu trưng cho sự tự do, khao khát thoát khỏi kiểm soát tuyệt đối, ích kỷ của đàn ông: “Lý do tôi muốn tham gia bộ phim này một phần vì tôi thật sự thích câu chuyện mang tính chất truyền cảm hứng cho phụ nữ vượt qua những khó khăn của một nạn nhân bạo hành”. Thông điệp nhân văn này khiến bộ phim có thêm giá trị đương thời, phù hợp với bối cảnh nhiều biến chuyển liên tục của xã hội.




Theo VOV