Văn hóa

Việt Nam lọt top 50 cuộc thi ảnh Agora về chủ đề “Giáo dục” năm 2019

08:51 - 08/12/2019
Nhiếp ảnh gia từ khắp nơi trên thế giới tôn vinh giáo dục và học tập bằng việc gửi những hình ảnh đẹp nhất của mình đến Cuộc thi ảnh về chủ đề Giáo dục 2019. Ban tổ chức cuộc thi Agora đã chọn ra top 50 bức ảnh chung cuộc. Gần 20.000 bức ảnh được gửi đến cuộc thi, tạo cạnh tranh gay gắt.

Nói chung, các bức ảnh chứng minh rằng giáo dục không có ranh giới. Từ những đứa trẻ lật giở những cuốn sách đầu tiên cho đến thế hệ lớn tuổi truyền lại kiến thức cho trẻ nhỏ, giáo dục là một hành trình liên tục kéo dài suốt cuộc đời chúng ta. Giáo dục ở người trẻ hay người già, ở tầng lớp giàu hay nghèo đều là quyền cơ bản của con người.

Cuộc thi Agora cho thấy việc học tập quan trọng như thế nào đối với tương lai của chúng ta. Agora chia sẻ: “Đi học giúp chúng ta biết chúng ta là ai, chúng ta tin vào điều gì và chúng ta đóng vai trò gì trên thế giới. Ý thức về bản thân này rất cần thiết cho sự phát triển cá nhân. Hơn nữa, đi học không chỉ tác động đến tương lai của trẻ em mà còn đối với tương lai của gia đình, bạn bè và cộng đồng. Càng nhiều trẻ em được giáo dục, thế giới càng trở nên tươi sáng hơn.”

Tất cả thành viên của cộng đồng Agora được khuyến khích bỏ phiếu cho bức ảnh yêu thích của mình, phiếu bầu của họ giúp giám khảo quyết định người chiến thắng chung cuộc. Người chiến thắng sẽ mang về giải thưởng trị giá 1.000 đô la, trong đó 500 đô la phải được trích quyên góp cho một tổ chức từ thiện bất kì.

Một số hình ảnh yêu thích từ 50 thí sinh lọt vào vòng chung kết. 

“Ba đứa trẻ đang tự học” của Asad Khalid Sungkar (Indonesia)

“Giáo dục” nhiếp ảnh gia Swe Tun (Myanmar)

“Trường học ở Tanzania” nhiếp ảnh gia Ruth Hundeshagen (Tanzania)

“Dưới trời mưa” của Adeel Chishti (Pakistan)

“Đọc sách” của Kyaw Myint Than (Myanmar)

“Người thợ điện đang dạy cho trẻ em” Đỗ Tuấn Ngọc (Việt Nam)

“Đọc truyện tranh” của Wilmer Valdez Hinojosa (Tây Ban Nha)

“Hệ thống giáo dục bằng chữ nổi” của Jayakrishnan RK (Canada)

“Giáo dục” của Dombrovskyi Oleksandr (Ukraine)

“Học tập” của Dikye Ariani (Indonesia)

“Sự đa dạng của một hệ thống giáo dục không bình đẳng”, Hassan Majeed (Pakistan)

"Những người mới biết đọc", Phyu Aye Pwint (Myanmar)

“Người già truyền dạy nghề cho thế hệ sau” của John Harris Nadeak (Indonesia)

"Học cách giữ màu xanh cho trái đất" Irlan Turhantoro (Indonesia)

“Ở giữa” của Robert Marrel Dela Vega (Philippines)

Yến Phạm/ petrotimes.vn