Đối với người Tây Nguyên nói chung và người Bahnar nói riêng, chiếc gùi giống như một người bạn đồng hành với họ trong một ngày dài làm việc, là thứ công cụ được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Đến bản làng của người Tây Nguyên, rất dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những chiếc gùi treo trước cửa các gia đình. Chiếc gùi có trong đời sống của nhiều dân tộc. Nhưng mỗi nơi chiếc gùi lại mang những giá trị và câu chuyện khác nhau. Chiếc gùi của người Tây Nguyên, ra đời từ hàng trăm năm trước, chiếc gùi thể hiện sự tài hoa khéo léo của cha ông họ trong quá trình sinh tồn, làm lụng và gắn bó với thiên nhiên.
Một chiếc gùi có khá nhiều phần, có thể kể đến như đáy, thân, miệng và chân gùi. Mỗi công đoạn lại đòi hỏi những kỹ thuật khác nhau. Phần đáy, thường sẽ là phần được đan đầu tiên. Tiếp đến người thợ sẽ đan những nan dọc. Lúc này, họ sẽ dùng một chiếc vòng hỗ trợ để cố định các nan trước khi khéo léo đan nan ngang để tạo nên phần thân gùi.
Có một điều đặc biệt trong những chiếc gùi của người Tây Nguyên. Đó là chiếc gùi được phần lớn phụ nữ dùng trong sinh hoạt, công việc hàng ngày. Nhưng người tạo ra những chiếc gùi ấy lại là đàn ông. Những người đàn ông ở Tây Nguyên là những người khéo léo, tỉ mẩn và tài hoa. Ở nhiều nơi, sự khéo léo ấy còn là một trong những tiêu chí để các cô gái nhìn vào để chọn chồng. Vì thế, đan gùi không chỉ đơn giản là một công việc mưu sinh, mà chứa đựng trong đó là những nét văn hóa bản làng rất khác biệt.
Những chiếc gùi độc đáo, được ra đời từ đôi bàn tay khéo léo của những người đàn ông. Đó không chỉ đơn giản là một công cụ của cuộc sống mà nó còn là những nét tinh hoa cha ông truyền từ đời này sang đời khác mang bản sắc của buôn làng Tây Nguyên.
Kinh nghiệm bỏ túi:
|
Mời quý vị xem các chương trình Làng nghề Việt đã phát sóng tại đây./.