Bến Cái Làng trước kia vốn là trung tâm của thương cảng cổ, thương cảng Vân Đồn. Nay, chỉ còn là những dấu tích của một thời tấp nập tàu bè qua lại giao thương. Khi đó, vào năm 1149, vua Lý Anh Tông sau khi dong thuyền bôn ba một số nước đã quyết định lập trang ở đây gọi là Vân Đồn, lấy đảo Quan Lạn làm trung tâm, tạo ra thương cảng sầm uất bậc nhất Việt Nam thời bấy giờ.
Sau này, để tưởng nhớ công ơn vua Lý Anh Tông, nhân dân Quan Lạn lập đình thờ người. Ngôi đình lập lần đầu có vị trí ở trung tâm của thương cảng Vân Đồn. Cùng với việc di dân vào sâu trong trung tâm đảo, ngôi đình cũng được di chuyển. Sau ba lần di chuyển, đình Quan Lạn được đặt tại Bến Đình với vị trí “tiền tam thai, hậu ngũ nhạc” tức là phía trước có ba và phía sau có năm ngọn núi. Lần di chuyển cuối cùng này, nhân dân làm ăn thuận buồm xuôi gió, cuộc sống bình an, thuận hòa. Ngày nay, đình Quan Lạn không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh cộng đồng, mà đây còn là nơi chứng kiến những bước đổi thay trong đời sống của người dân trên đảo.
Xem lại: Hương Tích: Linh thiêng cổ tự chốn đại ngàn
Xem lại: Linh thiêng Diệc cổ tùng lâm