Ẩm thực

Làng nghề ẩm thực “Nam Phổ”

18:03 - 11/07/2019
“Nam Phổ” được biết đến nhiều nhất chính là nhờ cái danh tiếng làng nghề “ẩm thực” mà Lê Quý Đôn đã đề cập đến trong sách “Phủ biên tạp lục”, qua 2 thế kỷ XVIII và XIX, từ khi thành lập thủ phủ Phú Xuân - Thuận Hóa.

Từ trước đây, khoảng 5 thế kỷ, theo dòng người Nam tiến (từ Thanh, Nghệ, Tĩnh vào), dân làng Nam Phổ vốn cần cù, chăm chỉ, chuyên nghề làm ruộng vườn. Cánh đàn ông trai tráng rất giỏi nghề phát bụi, phát bờ và khai canh, khai khẩn. Họ làm vườn trồng cây ăn quả như cây cau, mãng cầu, mít, đào, chuối. 

Cả làng, gia đình nào cũng có vườn, không lớn thì nhỏ. Quanh năm cây trái sum suê, mùa nào thức nấy, ngày ngày vợ con gánh ra chợ bán. Về phần phụ nữ thì tảo tần, giỏi nội trợ và khéo tay, hay làm các thứ bánh trái để giỗ kỵ hay lễ tết.


Các món ăn đặc sản bày trên gánh hàng rong đơn sơ của dân làng Nam Phổ

Những cái tên không thể cắt nghĩa

Dần dần từ đó theo cách “gia truyền”, người mẹ, người bà dạy con cháu nữ công gia chánh; rồi làng nghề ẩm thực “Nam Phổ” hình thành. Ban đầu chỉ mới nổi tiếng ở Huế. Sau đó, những cô gái trong làng đi lấy chồng xa, cũng đem theo cái nghề làm bánh “gia truyền” ấy để mưu sinh. Thế là thương hiệu ẩm thực “Nam Phổ” được phổ biến khắp nơi (đến Hà Nội, Vinh (Nghệ An), Đà Nẵng, Gia Lai, Nha Trang, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ đều có). 

Nghe nói đến tên “Nam Phổ” mọi người biết ngay đó là những món ăn đặc sản Huế. Nó mang những cái tên kỳ lạ “rặt” Huế - rất khó cắt nghĩa và cực kỳ “chân quê” như: bánh canh, bánh nậm, bánh ít, bánh ướt, bánh ram, bánh bèo. Có người hỏi “cắc cớ”: "Đã gọi là bánh sao còn gọi là canh? Bánh ít là bánh gì? Ai biết cắt nghĩa giùm tui vì sao gọi là “nậm”? – Xin chịu, không thể hiểu được nhưng mà nó ngon; cũng như đâu có dễ hiểu mà tranh Picasso vẫn bán đắt nhất thế giới đó thôi. 

Gia đình người viết bài này đang ở trên đất làng Nam Phổ (xã Phú Thượng, huyện Phú Vang). Cách cầu Trường Tiền 5,5km về phía biển Thuận An; nơi đây có những vườn cau xanh tốt, trái rất ngon: “Ru em cho théc cho muồi/ Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu/ Mua vôi chợ Quán, chợ Cầu/Mua cau Nam Phổ, mua trầu chợ Dinh” (câu hò Huế). 

Tầm 12 giờ trở về chiều, trên đường Nguyễn Sinh Cung – một con phố nhỏ chủ yếu làm dịch vụ du lịch, nối liền vùng ngoại ô Nam Phổ đi qua Đập Đá đến đường Lê Lợi, du khách sẽ gặp từng tốp phụ nữ từ làng Nam Phổ, trẻ khỏe đi bộ, người già ngồi xích lô, lũ lượt lên thành phố Huế bán rong.


Đây là “bánh nậm” - món ăn mà trẻ em tuổi mẫu giáo, mầm non rất thích

Người Huế, khách sành ăn thường đợi những phụ nữ “chân đất” và gánh hàng rong mộc mạc ấy để đãi đằng bạn bè phương xa. 

Trong các món ăn đặc sản của Nam Phổ, phải nói rằng món bánh canh nổi bật nhất. Miền Trung khí hậu khắc nghiệt “chưa mưa đã lụt, chưa nắng đã hạn”, món này phổ biến bốn mùa. Ở đâu, lúc nào cũng có thể ăn được. Trẻ lên hai lên ba tuổi, chiều nào mẹ cũng “đút” cho từng muỗng bánh canh chay (không cay). Người già, người ốm dậy ăn vào dễ tiêu hóa. Dân lao động thợ thuyền mua bánh canh, chan vào bát cơm nguội cho dễ “nuốt” và no căng cái bụng.

Tuy gần đây, theo trào lưu dân nhập cư, người xa xứ tạm trú tại Huế đã bày bán nhiều món bánh canh khác như bánh canh cá lóc (người Huế đi chùa không ăn cá lóc, cá gáy), hay bánh canh tôm cua, bánh canh thịt bò, trứng cút, bánh canh lươn. Song nhìn chung, vẫn không thể sánh “ngang tầm” với bánh canh Nam Phổ, xét về “danh tiếng” và “đẳng cấp” trên bàn ăn. 

Trước hết, muốn phân biệt bánh canh Nam Phổ thì hãy nhìn những sợi bánh; được làm từ bột gạo nguyên chất, giống gạo địa phương khó trồng nhưng thơm ngon. Sợi bánh được “vắt” bằng tay, mỗi sợi chiều dài, kích cỡ rất đều đặn, nấu lên đặc sền sệt mà không dính.

Muốn ăn ngon phải chọn đúng giờ

Bạn đến Huế, nhớ đừng đi ăn các thứ bánh gọi là đặc sản Nam Phổ vào buổi sáng nhé. Bởi vì chắc chắn sẽ gặp nhà hàng “treo đầu dê bán thịt chó”, nhà hàng hạng B và B’ chả mắc mớ gì đến làng Nam Phổ (chủ quán gốc gác đẩu đâu, giọng nói trọ trẹ như Huế); hoặc ít xui xẻo nhất cũng sẽ “đụng” hàng đã “tồn kho” trong tủ lạnh (nhân nhụy bánh không còn chất tươi). Chi tiết này liên quan đến “truyền thống” hơn 200 năm nay. 

Hầu hết phụ nữ Nam Phổ buổi sáng ra chợ bán trái cây hái trong vườn nhà, sau đó mới đợi hàng thủy sản tôm, cua từ đầm Chuồn, đầm Sam, đầm phá Tam Giang lên để chọn mua thứ tươi sống nhất. Con tôm phải cong đuôi giãy đành đạch. Con cua mắt thô lố, hai càng tám cẳng còn ngọ nguậy. 

Ngày xưa ở quê làm gì có tủ lạnh, nước đá nên họ chỉ mua số lượng vừa đủ, để chế biến thành nhân, nhuỵ bánh, bán hết trong một buổi chiều, không để tới hôm sau. Đặc sản làng Nam Phổ “chính hiệu” vì thế mới ngon.


Món “bánh canh” Nam Phổ độc đáo “có 1 không 2” không lẫn vào đâu được

Ngày nay theo quy hoạch, dù Nam Phổ sắp lên “thành phố”, nhưng hàng rong Nam Phổ vẫn giữ “lệ” làng đi bán buổi chiều. Khách eo hẹp thời gian lưu trú, muốn thưởng thức đặc sản Nam Phổ vẫn cứ phải chờ đến 13 giờ chiều mới có, còn bạn muộn màng để sau 17 giờ là hết hàng, “thắp đuốc tìm không ra”!

Muốn phân biệt hàng Nam Phổ với nơi khác, phải biết một chi tiết đặc trưng nữa của Nam Phổ là khi họ bày biện các món bánh ra dĩa, ra mâm, thường có những cái “nĩa” làm bằng tre, dài một gang tay, chuôi nhỏ bằng chiếc đũa, đầu lưỡi như ngọn dao bổ cau. 

Theo phong tục, người Huế làm những cái nĩa tre như thế để đặt trên dĩa đầu heo cúng lễ chạp, giỗ kỵ. Tre - chất liệu dân dã, mộc mạc ấy đã góp phần làm nên “cái hồn” trăm năm của đặc sản Nam Phổ vậy.


Món “bánh ướt” và những cái “nĩa” làm bằng tre đặc biệt “không giống ai”

Trải qua năm tháng dãi dầu, các món ăn gắn liền với nhiều thế hệ phụ nữ Nam Phổ, chiếc đòn gánh kẽo kẹt trên vai, đôi chân rảo bước trên hè phố, nay càng nổi tiếng trong văn hóa ẩm thực Huế. 

Vào nhà hàng sang trọng, chúng được bày biện trên mâm, trên dĩa cầu kỳ “hoa hòe hoa sói”, khách hoa mắt hoa mũi thì giá cả tăng lên chóng mặt. Song nếu là dân “sành ăn” thì chả cần đòi hỏi. Cứ việc chọn một gánh hàng rong Nam Phổ, vớ lấy một cái ghế nhỏ bằng nhựa; rồi thư thả vừa ăn vừa ngắm phố phường xe cộ xuôi ngược, lắng nghe giọng Huế nói như chim “hót” líu lo, thế là đủ ngon.

Đối với người Nam Phổ, bây giờ có người dễ dàng “tậu” hoặc thuê được cái nhà hàng sang trọng, đầy đủ tiện nghi trên thành phố. Nhưng không, dường như họ muốn gìn giữ cái chất dân dã, mộc mạc, cái “hồn” quê vương vấn trên từng gánh hàng rong hay sao? Chiếc đòn gánh kẽo kẹt ấy mà tràn trề “đẳng cấp”, và quan trọng nhất là phong cách chế biến thanh khiết (không phụ gia), cách bày biện mộc mạc đơn giản đến quê mùa, cách mua bán thật thà chân chất đến dại khờ?

Bạn cứ sà vào bất cứ hàng Nam Phổ nào, bỏ túi khoảng 100.000 đồng/người là đã có thể thưởng thức đầy đủ món ngon “rặt” Huế. Nhiều người sành ăn vẫn có thói quen “chiều chiều ông ngự ra câu”, trông ra vỉa hè chờ các O, các Mệ dưới làng Nam Phổ.

Vũ Hào/ baodulich.net.vn

Tỉnh thành Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên - Huế
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế.

Điểm đến Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Huế
Huế là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình.
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế.
Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân là ranh giới tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, từng được vua Lê Thánh Tông phong tặng là “Thiên hạ đệ nhất...
Cầu ngói hơn 240 năm tuổi
Nhiều du khách tìm đến cây cầu xây từ năm 1776 để hóng mát và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo.
Ngắm toàn cảnh Huế trong chiều hoàng hôn trên Đồi Vọng Cảnh
Kể cả với ai khó tính nhất, hẳn cũng nao lòng mà lặng đi trước vẻ đẹp của thiên đường nơi hạ giới này.
Làng hoa giấy lâu đời ở Huế
Một bó sen giấy của người Thanh Tiên (Huế) làm ra bao gồm hoa, lá, nụ đẹp mắt. Đứng từ xa, những bông hoa khiến người xem ngỡ là...
Ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích, thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm...
Khe Lạnh - Điểm đến lý tưởng trong những ngày hè ở Huế
Nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng hơn 30km về hướng tây nam, Khe Lạnh là một thác nước nhỏ trong khu vực lòng hồ của thủy điện...
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Chợ quê cầu Ngói Thanh Toàn nằm ở xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những di tích nổi tiếng và...

Ẩm thực Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế
Hà Cảng, địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế.
Bún xào lòng nghệ - món đặc sản thơm ngon và "trị ho" nổi tiếng xứ Huế
Với những nguyên liệu gồm bún, các phần nội tạng heo và đặc biệt không thể thiếu nghệ xay nhuyễn, người dân Huế đã sáng tạo nên...
Ẩm thực Huế - Từ chốn hoàng cung đến đời sống thường ngày
Nếu đã từng đến Huế thưởng thức các món ăn hay đơn giản là được ăn những món đặc sản Huế được người thân bạn bè tặng sau những...
Ẩm thực Việt: Người Huế có thêm 'bữa lỡ’ ngoài ba bữa chính, họ ăn gì?
Ta biết ba bữa cơ bản là ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, nhưng "bữa lỡ" là khái niệm mà không nhiều người quen thuộc lắm.
Cá thác um dưa sắn
Cùng mấy người anh Phú Vang về xã Vinh An, nơi chôn nhau cắt rốn của họ những ngày hè. Buổi trưa, đoàn chúng tôi chọn một quán ăn...
Lạ miệng chè heo quay 'độc nhất vô nhị' ở Huế, thách thức tín đồ ẩm thực
Nhiều thực khách tò mò vì chè và thịt quay là hai món ngọt và mặn, không có sự liên quan. Thế nhưng, sự kết hợp tưởng chừng lạ...
Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng
Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”.
Làng Hà Cảng đỏ lửa sên mứt gừng
Trước khi nổi tiếng với “cây cô đơn” trong bộ phim có tên "Mắt biếc" của đạo diễn Victor Vũ, làng quê Hà Cảng (Quảng Phú, Quảng...
Xì xụp thưởng thức món bánh canh Nam Phổ - Huế
Dù có đi đâu về đâu, người Huế vẫn hết mực tự hào về món ngon nổi danh thiên hạ, lưu danh từ xưa tới nay - bánh canh Nam Phổ và...

Trải nghiệm Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Cố đô Huế đẹp 'trầm tư' ngày giãn cách xã hội
Các di tích ở Huế bình thường nhộn nhịp khách tham quan, nay vắng lặng vì ngưng đón khách để phòng chống dịch Covid-19. Những đền...
Cầu Tam Giang, điểm “check- in” quen mà lạ
Khi cầu Tam Giang trở thành điểm “check- in” mới, thu hút giới trẻ, những người đã quá quen thuộc với cây cầu này như tôi “giật...
Vẻ đẹp của vùng đất Thần Kinh
Lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm, mảnh đất cố đô có sức hấp dẫn lạ kỳ trong mắt những kẻ yêu hoài...
Men sông Truồi thăm Thiền viện Trúc Lâm
Cách thành phố Huế chừng 40km, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Lộc Hòa, Phú Lộc) như viên ngọc giữa bạt ngàn rừng núi, thu hút nhiều...
Vẻ đẹp đầm Cầu Hai qua góc nhìn của tay máy Khang Chu Long
Khang Chu Long tên thật là Nguyễn Đăng Việt, thuộc thế hệ 8X, là thành viên nhiếp ảnh thuộc Câu lạc bộ nhiếp ảnh Cung Văn hóa...
Xao xuyến trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của cố đô Huế
Những ai đến Huế đều xuyến xao trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của một cố đô nhưng vẫn có nét hiện đại và sôi động của một đô thị...
Thừa Thiên Huế: Thêm một điểm "check-in" và kết nối du lịch cộng đồng
Chính thức mở cửa sáng 14/2, cánh đồng hoa hướng dương với tên gọi “Vườn Lạc Dương” hứa hẹn trở thành điểm kết nối quan trọng của...
 Cuộc sống trong lành ở thành phố xanh đầu tiên của Việt Nam
Thời gian vừa qua, trong khi nhiều đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... phải "đau đầu" với vấn đề ô nhiễm không khí, ở TP...
Ngắm những điểm check in tuyệt đẹp của phim “Mắt biếc” tại Huế
Khung cảnh đượm buồn, nên thơ của làng Hà Cảng, bối cảnh chính của bộ phim "Mắt biếc" đã trở thành một địa điểm check in thu hút...

Cẩm nang du lịch Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Kinh nghiệm du lịch Huế 3 ngày 2 đêm chỉ với 2 triệu đồng
Huế là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm. Cùng VOVTV Travel lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch...
"Cẩm nang" du lịch và khám phá vẻ đẹp lãng mạn của cố đô Huế
Huế, miền đất cố đô nằm ở miền Trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.
Phiêu diêu về Huế mộng mơ
Nhắc đến Huế, người ta mơ tưởng về vùng đất mộng mơ có chút cổ kính, dịu dàng và trầm lặng, đem đến cho người khi đặt chân đến...
Những địa chỉ mà bạn "nhất định phải đến" khi ghé thăm xứ Huế mộng mơ
Đi Huế mà muốn “chụp một lần, sống ảo cả năm” thì đừng bỏ qua những tọa độ check-in đẹp mê hồn dưới đây nhé.
 Chia sẻ về chuyến du lịch nhóm nhưng hội bạn này lại khiến cư dân mạng vô cùng thích thú với album ảnh cực nhắng ở cố đô
Xưa rồi cái thời đứng im, nhoẻn miệng cười e lệ, đi du lịch là phải học ngay tips tạo dáng cực vui nhộn như nhóm bạn dưới...
Đi Huế bằng phương tiện nào lý tưởng nhất?
Phương tiện đi đến Huế - một trung tâm văn hóa du lịch nổi tiếng của Việt Nam vô cùng đa dạng. Du khách từ thủ đô Hà Nội và thành...
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam
Chợ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán, cũng là nơi thể hiện nét văn hóa tinh tế đặc sắc của vùng miền. Là những ngôi chợ lâu đời...
Cận cảnh những bãi biển cực sạch dọc miền Trung
Thiên nhiên ưu đãi kèm thêm ý thức người dân về giữ gìn môi trường đã giúp cho Thừa Thiên - Huế có những bãi biển sạch và trong...
Huế khác lạ với 5 điểm du lịch
Nhắc đến Huế, chắc chắn ai cũng nghĩ tới lăng tẩm, đại nội, cùng các Di sản văn hóa thế giới với những công trình kiến trúc cổ...

Khách sạn Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Nhà vườn An Hiên – sự hồi sinh quý giá
Sau ba tháng đưa vào khai thác trở lại, nhà vườn An Hiên – ngôi nhà vườn được xem là mẫu mực của xứ Huế, du khách ngược xuôi đã...
Phiên bản 'Maldives bình dân' ở Huế
Nhà hàng xây dựng theo kiểu resort ở "thiên đường nghỉ dưỡng Ấn Độ Dương", nhìn ra vịnh Lăng Cô đẹp như thơ.

Nhà hàng Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Quán cà phê Mắt Biếc - điểm check in thú vị khi đến Huế
Không gian bên trong quán cà phê Mắt Biếc giữ nguyên bản như bối cảnh "nhà của Hà Lan" trong phim khiến nhiều thực khách thích...
Quán cà phê trong Đại Nội
Tứ Phương Vô Sự là một ngôi lầu nằm trong Đại Nội (Hoàng thành) Huế. Mang một cái tên đầy khao khát bình an nhưng Tứ Phương Vô Sự...