Ẩm thực

“... Về đồng ăn cua”

08:52 - 09/09/2019
Mỗi khi mùa nước tràn đồng, sản vật cho con người phong phú hẳn. Mà chưa kể, miền Tây lại mang danh hào sảng, bình dân, phóng khoáng, hết lòng đãi khách phương xa những gì quê mình có. Theo thời gian, biến đổi khí hậu và bàn tay thô bạo của con người tác động, con nước khi về, khi không, khi muộn, khi sớm, khi bình yên, khi khó chịu. Sản vật cũng vì thế mà hiếm dần, hiếm dần. Mỗi lần sực nhớ món quê, người ta lại neo lời thở dài trên miệng: “Nhớ hồi xưa...”.

Cua đồng là một loại sản vật khiến người ta nhớ thương như thế. Món ăn này quen thuộc, dân dã đến mức ai cũng biết. Hoặc ít ra, cũng từng biết qua câu hát nổi tiếng “Gió đưa gió đẩy về rẫy ăn còng - Về sông ăn cá, về đồng ăn cua”. 

Nhà tôi không ở trong đồng, mà nằm lọt thỏm trong phố thị ồn ào. Nhưng cả chục năm về trước, cua đồng nhiều đến mức, ở góc chợ nào cũng thấy chúng. Từ quê ra phố thị, cua đồng được bán với giá vài ngàn đồng/kg, rẻ đến tội. Những hôm nhà túng thiếu, cá thịt dù rẻ vẫn không đủ tiền mua, mẹ tôi lại buồn bã mua mớ cua về, phần thì luộc, phần giã nát nấu canh rau đay, ăn cho qua bữa nghèo. Ăn cua luộc thì phải chịu khó ngồi tỉ mẩn lột từng miếng vỏ dính vào thịt. Còn phần cua giã tay, nhưng nát như xay máy bây giờ, mẹ tôi phải lọc thật kỹ mới có phần thịt cua nổi lên trên tô canh. Anh em tôi còn nhỏ, chỉ cố tìm chút vị ngọt của thịt cua nằm lẫn trong đám vỏ xảm xì, đâu biết nỗi đắng cay trong lòng người lớn. 

Bẵng đi nhiều năm, cua đồng lại “lên ngôi”, trở thành thứ đặc sản miền quê muốn ăn cũng không dễ tìm. Giá của chúng vì thế cũng tăng dần, chẳng thua kém thịt cá. Chị Lâm Thị Nàng Kha (33 tuổi, ngụ TP. Long Xuyên) bán cua đồng mấy năm nay cho biết, hiện giờ đang vào mùa, cua bắt đầu nhiều hơn trước. Nhưng cua không phải của đồng quê mình, mà là... cua ngoại, bắt từ đồng ruộng Campuchia. 

“Nguồn hàng tôi chia lại từ mối lái, được bao nhiêu bán hết bấy nhiêu trong ngày. Hôm nào cua ít thì 20-30kg, cua nhiều cả trăm ký, nhưng khách mua nườm nượp, không đủ bán. Cua đồng ở xứ mình tuy còn, nhưng ít lắm, càng lại nhỏ hơn” - chị Kha vừa chia sẻ, vừa luôn tay lựa cua cân cho khách. Chúng tôi trêu chị: bán cua đồng, nhưng vẫn áp dụng công nghệ thông tin hiện đại. Không cần ngồi mỏi mòn ngoài chợ như xưa, gia đình chị chỉ lo mua cua về, khi nào khách cần mua thì “alô”, nhắn tin facebook, zalo... cho chị. Đến trưa, chiều, cả nhà lại vác bao cua ra ngồi trên đường Nguyễn Trãi, xoay qua xoay lại khách đã mua hết sạch. 

Giá trị của con cua đồng lên theo thời giá thị trường, từ vài ngàn đồng lên hơn 100.000 đồng/kg. Khách chỉ muốn ăn càng cua, được 300.000 đồng/kg. Rẻ như cua xay cũng phải 70.000 đồng/kg. Theo mức giá này, cua đồng trở thành món ăn xa xỉ với người thu nhập thấp. 

Nhưng cua đồng được ưa chuộng cũng là điều dễ hiểu. Chất thịt ngọt tanh lành tính của cua đồng không giống với vị ngọt tanh của cua biển. Chút ít thịt cua đồng chẳng bõ bèn gì so với miệng ăn của con người, nhưng lại chất chứa mùi ruộng đồng, mùi ký ức xưa cũ. “Hồi nhỏ, tôi hay theo bạn bè xem người lớn đặt lọp cua, hứng chí lại rủ nhau đi tìm hang cua, thách đố nhau xem ai bắt được nhiều cua hơn. Bị cua kẹp là chuyện bình thường, không đứa nào sợ. Cua đem luộc, ăn chẳng có bao nhiêu thịt, nhưng thích lắm, vì tự tay mình bắt được. Cứ vui chơi như vậy mà lớn lên. Mỗi khi gặp cua đồng bày bán ngoài chợ, tôi lại nhớ quê, nhớ chuyện cũ, nhất định phải ghé vào mua một ít đem về” - anh Trần Văn Hưng (47 tuổi, ngụ xã Khánh Hòa, Châu Phú) chia sẻ.

Có lẽ về sau, cua đồng vẫn sẽ giữ được vị thế đặc sản “hương đồng gió nội” của mình. Bởi chúng đã đi vào ẩm thực truyền thống của người miền Tây, với những nồi canh cua rau mát lành, tô bún riêu cua thơm phức, dĩa càng cua rang muối... Thậm chí, khi cua đồng ngày càng khan hiếm, người ta lại càng nhận ra giá trị của chúng, biết trân trọng công sức của người vất vả săn cua, đặc biệt là biết giữ gìn môi trường tự nhiên để cua phát triển. Nếu không, đến con cháu đời sau, tụi nhỏ lại ngơ ngác hỏi người lớn: “Cua đồng là gì?”.

Theo Viện Dinh dưỡng quốc gia, cua đồng là nguồn chất đạm quý. Về giá trị dinh dưỡng, trong 100g cua đồng (bỏ mai và yếm) có 74,4g nước, 12,3g protid, 3,3g lipid, 2g glucid, cung cấp được 89g calo. Lượng vitamin và muối khoáng, đặc biệt là canxi trong cua đồng rất cao: trong 100g cua có tới 5.040mg canxi, 430mg photpho, 4,7mg sắt, các loại vitamin B1, B2, PP… Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, mùi tanh, tính lạnh, có tác dụng tán huyết, bổ gân cốt, khớp xương, chữa phong nhiệt.

 Khánh Hưng/tintucmientay.com.vn 

Tỉnh thành An Giang

An Giang
An Giang là tỉnh có dân số đông nhất ở miền Tây Nam Bộ, đồng thời cũng là tỉnh có dân số đứng hàng thứ 6 Việt Nam.

Điểm đến An Giang Xem thêm

Rừng tràm Trà Sư
Trà Sư (An Giang) mang một cảnh sắc yên bình của miền sông nước. Diện tích rừng tràm trải rộng gần 850ha.
Chùa Tây An
Đặc điểm nổi bật của ngôi chùa là phong cách kiến trúc Ấn Độ kết hợp với kiến trúc chùa cổ ở Việt Nam.
Di tích đồi Tức Dụp
Tức Dụp không chỉ là địa danh lưu giữ biết bao dấu ấn lịch sử thời kháng chiến chống Mỹ mà còn là điểm du lịch hấp dẫn của An...
Miếu Bà Chúa Xứ
Là địa danh linh thiêng gắn liền với mảnh đất An Giang, miếu Bà Chúa Xứ luôn có tên trong danh sách những điểm đến không thể bỏ...
Những ngôi chùa độc, lạ
Dù không phải là những công trình đồ sộ, hoành tráng, nguy nga nhưng những ngôi chùa ở An Giang có những nét rất riêng, thu hút...
Mê mẩn với ngôi chùa miền Tây lên ảnh lung linh như ở Nhật Bản
Phước Lâm Tự (người dân quen gọi Chùa Lầu) tọa lạc tại Tịnh Biên, An Giang, đang là điểm đến của đông đảo du khách bởi lối kiến...
Điểm check-in mới ở An Giang như ô cửa máy bay khổng lồ
Từ biểu tượng chữ Tri Tôn, bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh đồng ruộng bên dưới.
Có một 'cổng trời thời gian' không thể bỏ lỡ ở An Giang
Giữa mênh mang đất trời An Giang, chiếc 'cổng trời thời gian' với những đường nét hoa văn, chi tiết được chạm khắc tinh tế, nằm...
Lăng Thoại Ngọc Hầu - Điểm đến lịch sử
Lăng Thoại Ngọc Hầu (còn gọi là Sơn Lăng) là di tích văn hóa lịch sử, công trình kiến trúc cổ tiêu biểu dưới thời Nguyễn, nơi yên...

Ẩm thực An Giang Xem thêm

Đu đủ đâm - món ăn độc đáo An Giang vừa ngon vừa lạ
"Đu đủ đâm" vốn được biến tấu từ món gỏi đu đủ của người Campuchia , tên gọi dân dã này được người dân biên giới ở huyện Tri Tôn...
Đặc sản 'bò leo núi' lạ miệng, khách 'toát mồ hôi' thưởng thức ở An Giang
Vốn là món ăn có nguồn gốc từ Campuchia nhưng lâu dần, "bò leo núi" trở thành đặc sản của vùng đất Tân Châu, An Giang và hấp dẫn...
Tung lò mò: Món ăn độc đáo từ… ruột bò
Tung lò mò hay lạp xưởng bò là một trong những đặc sản vô cùng đặc biệt của người Chăm sinh sống tại Châu Đốc - An...
Món cháo 'nội tạng' ăn kèm bún lạ miệng, chỉ bán vài tiếng/ngày ở An Giang
Có cách chế biến khá giống cháo lòng miền Bắc nhưng món cháo vùng Tri Tôn (An Giang) lại được nấu cùng nội tạng bò với hương vị...
4 món ăn độc đáo ở Long Xuyên
Những món ăn mang dấu ấn riêng miền sông nước mà du khách có thể thử khi đến thành phố Long Xuyên.
Độc đáo các món ăn đặc sản rừng
Bên cạnh cảnh quan hùng vĩ của núi rừng, vùng Bảy Núi (An Giang) còn được biết đến bởi những món ăn mang đậm nét đặc sản rừng...
Bên nồi cháo trắng
Tôi biết đến Long Xuyên (An Giang) khoảng 20 năm về trước, khi đang là một đứa trẻ theo chân cha đi nuôi mẹ bệnh. Nhiều ngày...
Về miền Tây thưởng thức mắm Châu Đốc
Trong văn hóa ẩm thực của người dân Châu Đốc (An Giang) nói riêng và nhiều địa phương miền Tây Nam Bộ nói chung, mắm là món ăn...
Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức món bánh Kà tum của đồng bào Khmer
Kà tum theo tiếng Khmer có nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu....

Trải nghiệm An Giang Xem thêm

Trà Sư - Mượt mà mùa nước nổi
Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo của huyện Tịnh Biên (An Giang) là một trong những khu rừng tràm đẹp nhất miền Tây từ lâu đã...
Một ngày ở làng Chăm Châu Giang
Nếu bạn đã từng đắm say với những trang viết của Khaled Hosseini, hay tò mò về những quốc gia Hồi giáo, đừng bỏ lỡ cơ hội ghé...
Khách du xuân rừng tràm Trà Sư, check-in cầu tre dài nhất Việt Nam
Rời xa phố thị đông đúc, khách du xuân đã tìm đến rừng tràm Trà Sư để thỏa sức đắm mình vào thiên nhiên xanh mát, với hương tràm...
Đi chợ trên "nóc nhà" miền Tây
Nhiều năm qua, một chợ nhỏ nằm đỉnh núi Cấm (An Giang) đã tạo nên một nét văn hóa giao thương độc đáo. Những sản vật địa phương...
Kiệt tác giữa rừng
Dưới góc nhìn của hàng chục ngàn du khách, qua từng khung hình “check-in” của nhiều người, cầu tre vạn bước xuyên rừng đã trở nên...
Mê mẩn cây cầu tre xuyên rừng tràm đẹp nhất Việt Nam
Ngày 15/1, Sở NN&PTNT tổ chức Lễ đón nhận kỷ lục Việt Nam cho 2 hạng mục: Rừng Tràm Trà Sư đẹp & nổi tiếng nhất Việt Nam và cây...
An Giang đẹp ngỡ ngàng mùa lúa chín
Những ngày đầu tháng 12, An Giang đang bắt đầu bước vào mùa gặt lúa. Ghé vùng Bảy Núi - An Giang thời điểm này, du khách không...
Một ngày ở rừng tràm Trà Sư mùa nước nổi
Để ngắm nhìn nét đẹp hiền hòa và độc đáo của miền Tây vào mùa nước nổi thì rừng tràm Trà Sư là sự lựa chọn lý tưởng
Trải nghiệm du lịch marathon vùng Bảy Núi
Trong khi Sapa (Lào Cai), Đà Lạt (Lâm Đồng) tổ chức thành công nhiều cuộc chạy marathon thì Bảy Núi với điều kiện tự nhiên, cảnh...

Cẩm nang du lịch An Giang Xem thêm

Tiết lộ góc check-in "thần thánh" mới toanh của rừng tràm Trà Sư khiến giới trẻ mê mẩn
Rừng tràm Trà Sư ở An Giang là một điểm đến vô cùng nổi tiếng không chỉ dành cho những ai thích xê dịch mà những bạn trẻ cũng...
Những điểm đến hấp dẫn tại Tri Tôn
Với vị trí đặc biệt, Tri Tôn giữ vai trò kết nối với các địa phương khác tạo thành các tuyến du lịch liên hoàn Châu Đốc - Tịnh...
5 điểm “check in” lý tưởng ở danh thắng Núi Sam
Dường như từ rất lâu rồi, Núi Sam – ngọn núi nhỏ nằm giữa lòng TP. Châu Đốc (An Giang) đã trở thành điểm đến khó có thể bỏ qua...
Điểm danh 4 "Vạn Lý Trường Thành" nổi tiếng của Việt Nam
Không cần đi đâu xa, 4 địa danh được coi là "Vạn Lý Trường Thành Việt Nam" cũng đẹp mê hồn, đủ sức cho bạn những trải nghiệm khó...
Những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của An Giang
An Giang không chỉ là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long, An Giang còn là điểm du lịch tâm linh không...
Những điểm vui chơi đón Tết không thể bỏ qua ở miền Tây
Kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi dài 9 ngày sẽ là cơ hội tốt cho những ai muốn khám phá miền Tây sông nước, vốn đang là điểm du lịch hấp dẫn...
Những điểm đến dịp Tết Dương lịch ở miền Tây
4 ngày nghỉ Tết Dương lịch là một cơ hội hiếm có để "xách ba lô lên và đi" khám phá các địa điểm du lịch miền Tây.
Những "Tuyệt tình cốc" hút hồn giới trẻ Việt
Không chỉ Đà Lạt, Lâm Đồng có Tuyệt tình cốc, mà Việt Nam còn rất nhiều nơi có hồ nước xanh lung linh, phù hợp cho các bạn trẻ...
Vì sao cây thốt nốt hấp dẫn khách đến An Giang?
Cây thốt nốt không chỉ là một trong những biểu tượng của An Giang mà còn có thể khai thác làm nước uống.

Khách sạn An Giang Xem thêm

Victoria Núi Sam Lodge: Địa điểm nghỉ dưỡng lý tưởng ở An Giang
Bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2013, Victoria Núi Sam lodge đã trở thành một địa điểm nghỉ dưỡng được nhiều du khách lựa chọn...