Vùng biển Chân Mây nằm trong địa bàn Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế bao gồm cả bãi tắm biển Cảnh Dương, Bình An và khu vực Cảng Chân Mây.
Với vị trí địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi, nơi đây là điểm đến du lịch được nhiều người lựa chọn. Hai năm trở lại đây, bình quân mỗi năm, bãi tắm Cảnh Dương và Bình An thu hút khoảng 16.300 lượt khách.
Xã Lộc Vĩnh tiếp giáp với vịnh Chân Mây, được mũi Chân Mây Đông che chắn tạo ra vùng nước kín gió, lặng sóng nên khu vực cảng nước sâu Chân Mây thường xuyên đón các tàu thuyền lớn neo đậu.
Vùng biển nơi đây còn mang lại nguồn lợi hải sản nuôi sống trăm hộ ngư dân với các nghề lưới ba, lưới tấp, câu kiều, câu mực, đặt đáy…
Biển Chân Mây nhìn từ Lộc Vĩnh
Những năm trở lại đây, Cảng Chân Mây thường xuyên đón các tàu du lịch hạng sang
Kéo lưới tấp trên biển Bình An ban trưa. Nghề này phù hợp với những lao động nông nhàn, ít cần sự đầu tư về ngư lưới cụ
Người dân địa phương và khách du lịch mua hải sản khi lưới vừa kéo lên
Núi Giòn nằm sát Vịnh Chân Mây, dài khoảng 6km chạy theo hướng Đông – Tây, khu vực này có nhiều nguồn lợi thủy sản giá trị, đặc biệt là tôm hùm giống
Thuyền câu mực trở về trong bình minh
Khu vực này hiện có 750 hộ với hơn 2.000 khẩu làm nghề biển (bao gồm trực tiếp khai thác đánh bắt biển, các ngành nghề khác thu nhập từ nguồn lợi biển mang lại). Trong ảnh, ngư dân vá lưới dùng cho nghề đánh mành
Đặt đáy, một nghề biển truyền thống của người dân địa phương. Nguồn hải sản thường là mực, tôm biển, cá chim, cá vẩu, cá trích...
Nhờ được đầu tư đồng bộ về hạ tầng và dịch vụ nên du khách đến các bãi tắm nghỉ dưỡng ngày càng nhiều
Khách nước ngoài tập yoga sáng sớm trong không khí trong lành
Sinh hoạt tập thể của các đội nhóm về đêm trên biển
Tháng 4/2019, bãi biển Cảnh Dương đón 2.800 thành viên công ty con của tập đoàn FPT đến cắm trại và tổ chức các hoạt động kỷ niệm 2 ngày 1 đêm. Đây là lượng khách đông kỷ lục tập trung về biển này từ trước đến nay.
Theo Thanh Toàn & Minh Tuệ, baothuathienhue.vn