An Giang giống như một bức tranh thu nhỏ của miền tây sông nước đầy sắc màu nhưng vô cùng bình yên và thơ mộng. An Giang đẹp nhất trong khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng 4, đây là thời điểm không khí lễ hội nhộn nhịp và thời tiết mát mẻ dễ chịu, thuận lợi cho những chuyến tham quan của du khách khi tới nơi đây.
An Giang hiện đang là địa điểm du lịch mới đặc biệt thu hút du khách thập phương với nhiều thắng cảnh tự nhiên và đặc trưng của vùng sông nước Tây Nam Bộ mà du khách không thể bỏ qua khi đặt chân tới An Giang:
1. Miếu Bà Chúa Xứ
Ảnh khai thác: tamngu
Miễu Bà chúa Xứ có thể xem là địa danh nổi tiếng nhất của An Giang. Đây là ngôi miếu linh thiêng nổi tiếng thu hút hàng triệu người dân tứ xứ đến phúng viếng hằng năm. Vào tháng giêng và tháng 4 âm lịch, miếu Bà là nơi thu hút khách bậc nhất.
Lễ hội chính diễn ra vào ngày 25/4 âm lịch, người ta gọi đây là Hội Vía Bà, lễ hội này được bộ Văn hóa công nhận là lễ hội văn hóa cấp quốc gia, chùa Bà đồng thời cũng là “di tích văn hóa phi vật thể cấp quốc gia”.
2. Khu du lịch Núi Sam
Ảnh khai thác: mekongdeltaexplorer.com
Núi Sam hay còn gọi là Vĩnh Tế Sơn, là một quả núi có độ cao 284m ở Châu Đốc, An Giang. Trên đỉnh của Núi Sam có một bệ đá lớn đã phủ rêu xanh, đây là nơi mà Bà Chúa Xứ đã ngự trước khi được đưa về miếu. Bạn có thể lên núi Sam bằng cách leo đường bộ hoặc đi xe máy lên đỉnh để thăm thú cảnh quan nơi đây.
Đây là một ngọn núi linh thiêng, có rất nhiều chùa, am, miếu thờ dọc đường đi lên núi. Ngoài chùa miếu Bà Chúa Xứ, khu du lịch Núi Sam còn nổi tiếng với rất nhiều chùa chiền như chùa Tây An, Chùa Phước Điền, và Lăng Thoại Ngọc Hầu.
3. Lâm Viên – núi Cấm (Châu Đốc):
Ảnh khai thác: viettravel
Núi Cấm được ví như Đà Lạt của miền Tây, không khí có phần nóng hơn một chút nhưng cảnh quan cũng tuyệt vời không kém. Núi Cấm là ngọn núi cao nhất của vùng Bảy Núi (Thất Sơn), với độ cao 700m so với mực nước biển.
Ngoài cảnh quan hùng vĩ mà bạn được chiêm ngưỡng trên đường đi thì núi Cấm còn là nơi thu hút các hoạt động như cắm trại, tắm suối. Ngọn núi này cũng có rất nhiều chùa, am, miếu thờ, nổi bật nhất là chùa Vạn Lịnh nơi có tượng Phật nằm khổng lồ, hồ Thủy Liêm là địa điểm được nhiều tín đồ Phật giáo đến phóng sinh, Chùa Phật Lớn với tượng Phật Di Lạc cao 33m – là tượng Phật Di Lạc lớn nhất nước.
4. Rừng Tràm Trà Sư
Ảnh khai thác:Thái Học
Khi đã đến vùng miệt vườn sông nước An Giang thì rừng tràm Trà Sư là điểm đến nhất định bạn phải ghé thăm. Với vị trí thuận lợi, thuộc huyện Tịnh Biên, cách Châu Đốc chừng 20 km, cách Long Xuyên 100km, đây là khu rừng ngập mặn nổi tiếng nhất ở miền Tây.
Tại đây ngoài cảnh sắc thiên nhiên rừng ngập mặn thì còn là nơi trú ngụ của nhiều loài động vật hoang dã, nhiều trong số này là những loài động vật quý hiếm có trong sách đỏ. Điểm thu hút khách du lịch của rừng tràm Trà Sư là hoạt động trải nghiệm du ngoạn trên xuồng xui theo dòng nước thả mình vào thiên nhiên.
Giữa tiếng chim ríu rít, tiếng gió thì thầm kéo lòng người trôi bồng bềnh trên đám bèo xanh ngát… Rừng Trà Sư đẹp nhất là vào tháng 9 đến tháng 11, đây là mùa nước nổi, bèo phủ kín mặt nước tạo thành một tấm thảm thiên nhiên màu xanh ngọc lung linh tuyệt đẹp.
5. Búng Bình Thiên
Ảnh khai thác: dantri
Búng Bình Thiên là một hồ nước nổi rất đẹp và mộng mơ của vùng sông nước An Giang, thuộc huyện An Phú. Giống như cái tên của nó, đây là hồ nước yên ả, thanh bình mà thượng đế đã ban tặng cho người dân An Giang.
Tại địa phương, vào dịp lễ 2/9 hằng năm, người ta tổ chức lễ hội văn hóa nước nổi Búng Bình Thiên, một lễ hội văn hóa đặc sắc mà du khách không nên bỏ qua. Búng Bình Thiên là điểm sáng của du lịch sông nước bởi vẻ đẹp ngọt ngào và lễ hội nhộn nhịp đầy màu sắc tại đây .
6. Cánh đồng Tà Pạ
Ảnh khai thác: Hải Yến
Tháng 9 đi du lịch An Giang cũng là dịp đi thăm mùa lúa đổ vàng trên những cánh đồng không ngập nước. Và cánh đồng Tà Pạ ở huyện Tri Tôn, An Giang là một nơi như thế. Cánh đồng Tà Pạ ở huyện Tri Tôn vào mùa nước nổi như một tấm thảm rộng lớn với những đồng lúa xanh ngắt và những hàng thốt nốt điểm xuyết.
Nhìn từ trên cao, Tà Pạ như một tấm thảm xanh ngút ngàn, vào mùa lúa chín thì sắc vàng phủ kín dập dềnh như những lớp sóng được lác đác điểm tô bằng những ngọn thốt nốt cao vút. Cánh đồng Tà Pạ không chỉ đẹp vào mùa lúa chín.
Đi du lịch An Giang vào bất cứ mùa nào, bạn cũng có thể cảm nhận vẻ đẹp như một bức tranh thủy mạc của cánh đồng giữa khung cảnh núi non hữu tình và cảnh mộc mạc của những đứa trẻ vui đừa, những người nông dân đang làm đồng.
7. Chợ nổi Long Xuyên
Ảnh khai thác: ttctravel
Nhắc đến du lịch miền Tây ai cũng sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những khu chợ nổi. Chợ nổi Long Xuyên họp từ khoảng 5 giờ sáng cho tới khoảng 8-9 giờ hàng ngày. Mỗi buổi sáng ở đây có hàng trăm ghe xuồng tụ tập san sát trên sông Hậu bắt đầu các hoạt động mua bán hàng hóa trên sông đầy thú vị.
Khác với các khu chợ nổi nổi tiếng khác ở Tiền Giang hay Cần Thơ, khu chợ nổi này vẫn giữ được nếp sinh hoạt của một khu chợ nổi điển hình miền Tây mà chưa bị thương mại hóa quá nhiều.
8. Làng nổi Châu Đốc
Ảnh khai thác: dulichnangmoi.com
Làng nổi Châu Đốc là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, một trong những trung tâm tín ngưỡng của Nam Bộ. Làng nổi Châu Đốc không quá náo nhiệt, là nơi có thể giúp du khách thoát khỏi những xô bồ chốn thị thành.
Những chiếc bè với sắc màu tinh tế nằm trải dài dọc bờ sông. Mảnh đất đa văn hóa này chính là nơi hội tụ những tinh hoa, tín ngưỡng, cách sống và làm việc của cộng đồng người Kinh, Khmer, Chăm. Khung cảnh trên dòng sông bình lặng và mát mẻ hơn khi trời vừa sẫm tối.
Làng bè nổi trên sông Bassac bắt đầu lên đèn. Ánh sáng từ các nhà bè phản chiếu xuống nước trông giống như thành phố về đêm nổi trên sông tạo nên khung cảnh thật thơ mộng. Nếu đến với Châu Đốc mà không một lần đến với làng nổi thì quả là một điều thiếu sót.
9. Khu di chỉ Óc Eo
Ảnh khai thác: gody.vn
Khu di chỉ Óc Eo thuộc vùng núi Sập-Ba Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Di tích cổ này rộng lớn và nổi tiếng bậc nhất ở An Giang thu hút nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến nghiên cứu và rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tìm hiểu các di chỉ, vết tích về một thời kỳ phát triển rực rỡ của vùng đất An Giang và đồng bằng sông Cửu Long xưa kia.
Khu di chỉ có diện tích hơn 4.500ha gồm nhiều di vật sinh động như tái hiện một cuộc sống phồn thịnh, cùng nền văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây.
10. Khu di chỉ đồi Tức Dụp
Ảnh khai thác: gody.vn
Tức Dụp theo tiếng Khmer có nghĩa là “nước đêm”, nơi đây có độ cao khoảng 300m với chu vi khoảng 2.200m. Nơi đây gắn với những dấu mốc kháng chiến của nước nhà khi là căn cứ địa vững chắc của quân và dân An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Những năm 1940, Tức Dụp là nơi ẩn náu của các chiến sĩ cách mạng, sau đó khi quân đội Mỹ phát hiện ra đây là căn cứ của cách mạng đã cho bom đạn tàn phá nơi đây dã man. Đồi Tức Dụp được thiên nhiên ưu đãi với địa hình nhiều núi non, dọc biên giới, đây cũng là vùng nằm trên tuyến đường giao liên, hậu cần giữa miền Nam và miền Tây Nam Bộ.
Ngày nay, ở Tức Dụp nước bốn mùa trong xanh và rực rỡ hương sắc của các loài hoa, đường lên đồi được lát đá phẳng và đẹp. Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng dành cho mọi du khách có mong muốn tìm hiểu lịch sử nước nhà khi An Giang.