Căn phòng trên tầng 3 khu nhà nằm sâu trong con ngõ hẹp ở phố Hàng Lược là nơi duy nhất còn lại ở phố cổ Hà Nội làm thiên nga bông. Trong phòng, ngồi cặm cụi làm món đồ chơi thủ công truyền thống của người Hà Nội mỗi dịp Trung thu là bà Vũ Thị Thanh Tâm, nay đã ngoài 90 tuổi.
Làm đồ chơi thiên nga bông vốn là nghề truyền thống của gia đình bà Tâm. Ở tuổi ngoài 90, bà cho biết đã làm công việc này được gần 80 năm.
Những giỏ thiên nga bông này được tạo nên bởi đôi bàn tay khéo léo của bà Tâm và con dâu Quách Thị Bắc - gia đình nghệ nhân cuối cùng còn giữ nghề làm thiên nga bông hiện nay.
Bà Tâm chia sẻ "Bản thân bà cũng không biết nghề làm thiên nga bông có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, cách đây khoảng 60 - 70 năm, trên phố Hàng Gai bày bán rất nhiều đồ chơi là các con giống bằng bông, từ con gà, con vịt, chim chóc, rồi thiên nga…"
Đây là những món đồ chơi mà trẻ em thời đó mơ ước có được, nhất là vào dịp Trung Thu. Khi đó, thấy mọi người làm con giống bằng bông, bà cũng tập làm theo để có thêm thu nhập cải thiện cho cuộc sống gia đình.
Thời đó, những con giống được làm rất đơn giản, không cầu kỳ và có nhiều phụ kiện như bây giờ. Để có được một con thiên nga bông, bà Tâm dùng giấy gấp lại làm thân, sau đó nhồi bông vào bên trong cho cứng.
Cổ thiên nga được uốn bằng dây thép gắn vào thân thiên nga, sau đó dùng bông y tế phủ toàn bộ thân và cổ thiên nga.
Chị Quách Thị Bắc, con dâu bà Tâm đang tỉ mỉ gắn mắt, gắn cánh cho từng con thiên nga.
Bà Tâm cho biết, giờ bà đã ngoài 90 tuổi, mắt đã kém, tay đã run, sức khỏe yếu dần, bà không còn làm được nữa. May có chị Bắc, con dâu bà ngày trước hay phụ giúp mẹ, dần dần học được giờ thay bà làm nghề. Bà Tâm giờ chỉ phụ giúp con dâu vài việc nhẹ nhàng như trang trí, tết hoa, tết cành…
"Làm một giỏ thiên nga bông mất rất nhiều công và thời gian, mà thu nhập lại không được bao nhiêu. Tính trung bình mỗi ngày gia đình làm được khoảng 4-5 lẵng, giá bán một lẵng nhỏ là 50.000 đồng, lẵng to là 100.000 đồng, thu nhập không đáng là bao", chị Bắc chia sẻ.
Chị Bắc cho biết, mấy năm gần đây, thiên nga bông bán lẻ cũng không còn được nhiều như xưa, khách hàng mua thiên nga bông của gia đình chủ yếu là các phường, các quận ở Hà Nội, đặt để tổ chức Trung Thu cho các cháu.
Thỉnh thoảng cũng có khách nước ngoài tìm đến tận nhà bà mua một giỏ thiên nga bông về làm kỷ niệm. Hai năm nay, gia đình bà được Ban Quản lý phố cổ mời tham gia Hội chợ Trung Thu trên phố cổ để giới thiệu đồ chơi truyền thống này với giới trẻ.
Thời bao cấp, những giỏ thiên nga bông bày bán trên phố là mơ ước của các bé gái.
Đây là những đàn thiên nga bông được coi là cuối cùng ở phố cổ Hà Nội.
Nam Nguyễn/toquoc.vnCận Tết, cả làng nghề Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Nội) nhộn nhịp, tất bật, đi đến đâu cũng nghe tiếng đục đẽo lách...
Năm nay thời tiết khá thuận lợi, ít mưa có nắng hanh khô nên hầu hết các gốc bưởi Diễn của người dân Phú Diễn...
Các hoạt động của Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 cần được tổ chức trang trọng, sáng tạo, độc đáo thu hút...
Ngày 8/9, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội vinh dự được đề cử và nhận Giải thưởng “Điểm đến du...
Những ngày này, trong không khí Kỷ niệm 74 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 50 năm thực hiện Di...
Vở diễn "Tấm Cám" chuẩn bị cho dịp Quốc tế Thiếu nhi 1/6 tới của sân khấu Lệ Ngọc sẽ không có nhân vật Bụt mà...
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được thế giới công nhận là một trong những vị tướng lỗi lạc nhất mọi thời đại. Ông...
Chiều 27/4 tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây phối hợp với Sở Thông...
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2022 được tố chức từ ngày 29/4/2022 - 1/5/2022 tại khu vực tuyến phố đi bộ...
Sáng 16/4, tại Khu du lịch Ao Vua, UBND huyện Ba Vì tổ chức Lễ khai trương du lịch huyện Ba Vì năm 2022 với...
Trang tin chuyên về du lịch của Đức Travelbook.de vừa đăng bài viết nêu 6 điểm hấp dẫn khiến du khách phải...
Ngày 7/4, Sở Du lịch Hà Nội cho biết, thành phố Hà Nội đã xây dựng phương án đón khách du lịch quốc tế trong...