Ảnh: Hải Yến
Lễ Cúng Thần rừng là nghi lễ gắn liền phong tục tập quán của người Pu Péo. Hàng năm vào ngày 6 tháng 6 âm lịch, đúng tiết giao hòa của trời đất, người Pu Péo tổ chức cúng rừng để bày tỏ lòng biết ơn trời đất, các vị thần và tỏ lòng biết ơn tổ tiên đã phù hộ cho dân làng được bình an.
Trong khuôn khổ chương trình, Lễ cúng Thần rừng được lược bớt và chỉ tái hiện qua 6 phần cúng, do thầy cúng Tráng Min Hồ thực hiện tại không gian làng dân tộc Pu Péo, Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Trước tiên, Lễ cúng gọi Thần Rừng và các vị Thần (Cơm và trứng được bày lên trên giàn tre từ đầu đến cuối buổi lễ). Với nội dung mời các vị thần linh cùng về nhận các đồ lễ và dự hưởng bữa cơm của dân làng.
Tiếp đó, lễ cúng tế gà sống (một đôi gà trống mái): Nhằm để tỏ lòng biết ơn trời đất và các vị thần đã phù hộ cho dân bản được khỏe mạnh, làm ăn có bát ăn, bát để, cầu xin các vị thần che chở cho các gia đình không bị tà ma làm hại, gia súc gia cầm, cây trồng không bị dịch bệnh,...
Tiếp theo, lễ cúng tế dê sống: Mời các vị thần linh về hưởng giấy vàng bạc và dự bữa cơm của tất cả dân làng, đến chứng nhận con dê về chăn thả và phù hộ cho chúng con được khỏe mạnh, bình an, nhà nhà may mắn, dê, bò, lợn, gà, cây trồng không bị dịch bệnh,...
Sau lễ cúng dê sống là lễ cúng gà luộc chín: gà trống đỏ, con gà mái đen, 4 ly rượu thơm, 2 bát lòng gà, các thần ăn rồi cho tất cả chúng con cùng ăn, cùng hưởng lộc của các thần. Xin các vị Thần báo cho xem xương gà cho hiện lên 4 lỗ tốt, đừng thêm lỗ khác ở bên cạnh, cho 4 lỗ bằng vuông, lỗ tốt thì lấy sáp ong gắn vào, lỗ xấu thì đừng cho nhìn thấy.
Tiếp nữa, lễ cúng lòng dê luộc chín (lòng được chia làm 4 phần): Mời các thần cùng ăn thử, 4 bát lòng, tim gan phổi có cả nước canh và 4 ly rượu để cúng, mời các vị thần ăn trước, cho người ăn sau, thần ăn hưởng hương khói, người ăn lại của thần cho được may mắn khỏe mạnh lại làm lễ lần sau.
Cuối cùng, lễ cúng giao cơm cho thần: Sau khi làm xong các phần lễ, thầy cúng giao đủ 10 phần cơm phần thịt ở trên giàn cho đại thần cai quản các thần bề dưới, thiếu đâu không đủ, thần chia cho đủ, đủ cho các thần. Cầu mong các thần cùng phù hộ, che chở cho chúng con được mưa thuận gió hòa, nhà nhà bình an, có tài có lộc, lúa ngô tươi tốt, dê ngựa đầy chuồng, nhà nhà may mắn, con cháu sung túc...
Sau khi kết thúc phần lễ, phần hội diễn ra trong không khí sôi nổi với những lời hát, điệu múa và chơi trò chơi dân gian như chơi đu quay, bập bênh, ném quả Lay Púc, đẩy gậy, đánh yến, đánh cù...
Lễ cúng thần rừng là một nét sinh hoạt văn hóa tinh thần đặc sắc gắn với sinh hoạt tâm linh tín ngưỡng của người Pu Péo phản ánh niềm tin của con người với thiên nhiên và ý thức hướng về tổ tiên nguồn cội, tưởng nhớ tới ông bà tổ tiên đã phù hộ cho cháu con may mắn, mạnh khỏe, làm ra của cải. Cũng là dịp để mỗi người con dân tộc Pu Péo thắt chặt mối đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Đồng thời, có ý nghĩa quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc như ngôn ngữ, phong tục tập quán của dân tộc Pu Péo, góp phần làm phong phú thêm sắc mầu văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam.
Lễ cúng thần rừng với những lễ cúng hết sức mới lạ cùng với sự thân thiện của đồng bào đã thu hút du khách tham quan có mặt tại không gian nhà dân tộc Pu Péo để cùng tham dự phần lễ và hòa mình vào phần hội với những trò chơi dân gian độc đáo, cũng là dịp tìm hiểu văn hóa, giao lưu giữa du khách cùng cộng đồng các dân tộc và nhất là trong không khí của Tuần "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" tại không gian Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam.
Theo toquoc.vn
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ tình Phong lưu Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 25/4...
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 25/4 đến...
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du...
Mặc cho giá rét kèm theo những cơn mưa phùn của Cao nguyên đá Đồng Văn, những ngày nghỉ lễ, hàng ngàn khách...
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để giữ vững vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn trong bối cảnh...
Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách...
Bắt đầu từ ngày 23/11, Hà Giang mở cửa đón khách du lịch đến tất cả các khu, điểm du lịch, làng du lịch trên...
Tháng 11 vẫn được nhiều người biết với mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Dịch Covid 19 lại đang có những tác...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát...
Thống kê 9 tháng năm 2021, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 678.268 lượt người với tổng thu từ khách du...
Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trước đó 6 tháng đến Hà Giang phải tự theo dõi sức...