Tin tức

Người Mông mổ lợn, mổ gà và giã bánh dày đón tết

15:24 - 31/12/2019
Khi mùa xuân về, hoa đào, hoa mận nở khắp núi rừng cũng là lúc đồng bào Mông ở huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La lại rộn ràng đón tết, với nhiều phong tục độc đáo. Để chuẩn bị cho 1 cái tết đoàn viên bên gia đình, người Mông thường mổ lợn, mổ gà, giã bánh dày làm mâm cơm cúng tổ tiên.

Người Mông là một trong những dân tộc có phong tục tết cổ truyền đậm đà bản sắc và được gìn giữ lâu đời. Trước đây, do cách tính lịch khác nhau nên tết của người Mông diễn ra trước tết Nguyên đán 1 tháng.

Theo quan niệm của người Mông, một năm không có tháng thiếu và không có năm nhuận. Mỗi tháng có 30 ngày đều đặn, ngày thứ 361 là ngày mồng 1 tết.

Để chuẩn bị cho ngày tết ấm cúng sung túc bên gia đình, người Mông thường mổ gà, mổ lợn 

Hàng năm vào trước ngày 30/11 âm lịch, ở khắp các bản làng người Mông nhà nào nhà nấy đều tạm gác mọi công việc thường ngày để tập trung sửa sang nhà cửa, thay mới ban thờ, mổ lợn, làm bánh dày để chuẩn bị đón tết truyền thống.

Tất cả các dụng cụ canh tác như cày, cuốc, xẻng, dao, cào… đều được gia chủ dán giấy niêm phong rồi xếp vào cạnh góc bàn thờ, 10 ngày sau mới được lấy ra sử dụng canh tác. Trong dịp này, người Mông luôn thờ ma nhà và những vật dụng gắn liền với đời sống sinh hoạt thường nhật. Việc thờ ma nhà cũng là dịp cầu xin tổ tiên phù hộ cho con cháu mạnh khỏe và mùa màng bội thu.

Chị Hàng Thị Súa, bản Hua Tạt đang ngâm gạo nếp để đồ chín làm nguyên liệu giã bánh dày 

Chia sẻ với PV Dân Việt, bà Hàng Thị Sông, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ), cho biết: Ngày 30 trước thềm năm mới, chúng tôi sẽ dùng một con lợn và gà trống cúng ma nhà (tổ tiên). Chúng tôi mổ gà trống để cúng tế rồi lấy lông gà đính lên các mảnh giấy hình răng cưa cắt sẵn, dán lên các đồ vật trong nhà, dán lên kèo nhà, cột trụ và phía trên cửa chính để xua đuổi tà ma. Khi thực hiện nghi lễ thờ này không thể thiếu gà trống, vì theo quan niệm của người Mông gà trống tượng trưng cho thần mặt trời, ban phát ánh sáng và sự sống cho bản làng.

 Để chuẩn bị cho 1 cái tết đoàn viên, bà con người Mông thường mổ lợn, mổ gà giã bánh dày 

Khác với người Kinh và đồng bào dân tộc ở nhiều vùng trong cả nước, người Mông ở Mộc Châu thường ăn tết vào đầu tháng Chạp âm lịch. Đêm giao thừa của người Mông được tính bằng tiếng gà gáy đầu tiên trong đêm 30 tết.

Vào thời điểm này, các thành viên trong gia đình đều ngồi quây quần bên bếp lửa, hát những bài hát truyền thống đón xuân hoặc ôn lại những kỷ niệm,những câu chuyện của năm cũ. Sau đó họ bàn về những dự định và công việc trong năm mới sẽ làm những gì, để nâng cao mức sống và chi tiêu trong gia đình được thoải mái hơn.

Tất cả các dụng cụ canh tác như cày, cuốc, xẻng, dao, cào… đều được gia chủ dán giấy niêm phong rồi xếp vào cạnh góc bàn thờ, 10 ngày sau mới được lấy ra sử dụng canh tác 

Bà Hàng Thị Sua, bản Hua Tạt, xã Vân Hồ cho hay: "Theo phong tục ngày mùng 1 chúng tôi chỉ đi chúc tết, ăn cơm, uống rượu và không được tiêu tiền. Tết thường diễn ra trong 3 - 5 ngày, mỗi gia đình đều chuẩn bị 1 con lợn, bánh dày, rượu ngô, mâm cơm để làm cỗ mừng đón năm mới phát lộc phát tài. Từ ngày mùng 4, chúng tôi mới bắt đầu chơi tết, những bộ váy, áo đẹp nhất sẽ được chúng tôi trưng diện trong dịp này".

Ngày tết của người Mông không thể thiếu rượu ngô 

Người Mông rất thích có khách tới chơi nhà trong những ngày tết. Họ quan niệm nhà nào mời được khách đến chơi, sẽ gặp may mắn trong cả năm mới 

Tết cổ truyền của người Mông còn là dịp để các chàng trai cô gái Mông tìm hiểu nhau. Từ sáng sớm, họ đã chuẩn bị quần áo mới tập trung tại một số địa điểm như nhà văn hóa, sân bóng đá để chơi trò ném pao, đánh tu lu, đánh cù, giã bánh dày. Đến tối, các đôi trai gái cùng nhau quây quần bên mâm cơm, mâm rượu để hàn huyên trò chuyện. Nhiều đôi trai gái trong bản Hua Tạt đã nên duyên vợ chồng cũng nhờ vào tết cổ truyền.

Người Mông ăn tết thường vào dịp lạnh nhất trong năm, kéo dài từ 3 – 5 ngày 

Là 1 du khách đến tham quan trải nghiệm tết cổ truyền của đồng bào Mông, anh Nguyễn Xuân Tuấn, đến từ Hà Nội, hồ hởi cho biết: “Khi đặt chân đến vùng cao, tôi thấy bầu không khí chơi xuân rất nhộn nhịp và vui tươi. Tôi thấy trong sắc màu e ấp của hoa mơ, hoa mận và sắc hồng của hoa đào là gam màu rực rỡ của những chiếc váy truyền thống của người Mông tung xòe trên khắp các nẻo đường. Tiếng leng keng đồng bạc hoa theo bước chân thiếu nữ và chàng trai Mông đi chơi xuân khiến tôi rất thích thú”.

Các chàng trai người Mông đang giã bánh dày ngày tết 

Trong ngày tết của mình, người Mông rất thích có khách tới chơi nhà. Họ quan niệm nhà nào mời được khách đến chơi, sẽ gặp may mắn trong cả năm mới. Khách tới chơi nhà những ngày này sẽ được mời uống chén rượu đôi (một nghi thức truyền thống của người Mông). Chén rượu đôi không chỉ thể hiện lòng hiếu khách mà còn là chén rượu giữa những người bạn tâm giao, cùng chúc tụng cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Trước lúc ra về sẽ được các gia chủ biếu bánh dày để tỏ lòng quý khách. 

Theo danviet.vn

Tin tức liên quan

Mộc Châu trở thành điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới
Mộc Châu trở thành điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới

15/11/2022

Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022,...

Cao nguyên Mộc Châu bốn mùa hoa trái
Cao nguyên Mộc Châu bốn mùa hoa trái

10/11/2022

Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được...

Lần đầu trình diễn khinh khí cầu trong “Đêm hội Trăng rằm”tại Sơn La
Lần đầu trình diễn khinh khí cầu trong “Đêm hội Trăng rằm”tại Sơn La

11/09/2022

Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông...

Du lịch Sơn La phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Du lịch Sơn La phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch

29/08/2022

Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn...

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 29/8
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 29/8

18/08/2022

Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ...

Ý nghĩa của bếp lửa nhà sàn trong đời sống người Thái Tây Bắc
Ý nghĩa của bếp lửa nhà sàn trong đời sống người Thái Tây Bắc

10/05/2020

Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại...

Đẩy mạnh du lịch an toàn, Sơn La kỳ vọng đạt doanh thu nghìn tỉ trong năm nay
Đẩy mạnh du lịch an toàn, Sơn La kỳ vọng đạt doanh thu nghìn tỉ trong năm nay

20/07/2022

Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.

Rộn ràng mùa mận hậu Sơn La
Rộn ràng mùa mận hậu Sơn La

06/06/2022

Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận....

Những món ăn nhớ lâu tại Không gian văn hoá Festival trái cây
Những món ăn nhớ lâu tại Không gian văn hoá Festival trái cây

30/05/2022

Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi...

Rực rỡ Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022
Rực rỡ Lễ khai mạc Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022

29/05/2022

Tối 28/5, tại quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La diễn ra Lễ Khai mạc Festival trái cây và...

Trải nghiệm du lịch nông nghiệp độc đáo ở Sơn La
Trải nghiệm du lịch nông nghiệp độc đáo ở Sơn La

27/05/2022

Những năm gần đây, nông nghiệp kết hợp du lịch trải nghiệm đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nhiều đơn vị, hộ...

Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu chuẩn bị diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn
Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu chuẩn bị diễn ra với nhiều hoạt động hấp dẫn

16/05/2022

Ngày hội hái quả huyện Mộc Châu (Sơn La) lần thứ VI sẽ được tổ chức tại thung lũng mận Nà Ka, tiểu khu Pa...

Tỉnh thành Sơn La

Sơn La
Sơn La nổi tiếng với thị trấn Mộc Châu, nơi đoàn quân "Tây Tiến" từng đi qua.

Điểm đến Sơn La Xem thêm

Mộc Châu
Mộc Châu có những đồi chè xanh, những cao nguyên tràn đầy nhựa sống, được ví như Đà Lạt của Tây Bắc.
Tà Xùa
Cách Hà Nội khoảng hơn 200 km, Tà Xùa trở thành điểm đến của các bạn trẻ yêu thích những khung hình đẹp như mơ.
Đỉnh Pha Luông
Pha Luông, “nóc nhà của Mộc Châu” là nơi mây trắng thường xuyên ôm đỉnh núi.
Di tích nhà tù Sơn La
Nhà tù Sơn La do thực dân Pháp xây dựng năm 1908 để giam cầm các chiến sĩ cộng sản yêu nước.
Ngọc Chiến
Nằm ở độ cao hơn 1800m so với mực nước biển nên Ngọc Chiến có khí hậu quanh năm mát mẻ.
Mường La
Mường La là nơi hội tụ của hơn 20 công trình thủy điện lớn nhỏ trên các dòng suối Chiến, Nậm Mu.
Nhà máy thủy điện Sơn La
Nhà máy thủy điện Sơn La là công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á trên dòng sông Đà.
Nà Ka
Có thể nói Nà Ka là một trong những thung lũng mận đẹp nhất của Mộc Châu.
Hang Thẩm Tét Toòng
Thẩm Tét Toòng là một hang đá ăn sâu vào thân núi, bên trong thang đá lung linh thạch nhũ.

Ẩm thực Sơn La Xem thêm

Độc đáo vùng đất nông sản bên dòng Đà Giang
Hơn 200 mặt hàng nông sản đặc trưng và sản phẩm chủ lực của huyện Mường La (Sơn La) vừa được trưng bày, giới thiệu, kết nối tiêu...
Nhót - Món ăn chua khoái khẩu của người Thái Sơn La
Nhót là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở vùng cao Tây Bắc nói chung và tỉnh Sơn La nói riêng. Cây nhót mọc um tùm, nhiều lá,...
Trứng kiến - Món ăn dân dã của đồng bào Thái
Hàng năm, tầm tháng 3 Âm lịch (tức tháng 4 Dương lịch) trở đi, khi mặt trời đỏ rực, bà con người Thái bắt đầu vào mùa làm nương...
Lên Sơn La khám phá món ăn đặc sản từ hoa ban
Hoa ban không chỉ mang vẻ đẹp tinh khiết, tượng trưng cho núi rừng hoang sơ mà qua bàn tay chế biến khéo léo của người Thái ở Sơn...
Nộm gà tía tô - Món ngon trong mâm cơm ngày Tết của người Dao Tiền
Mùa xuân, khi những bông hoa đào hoa mận bung nở khắp các bản làng là lúc các mẹ, các chị người Dao Tiền ở Sơn La lại tất bật...
Thơm ngon thịt lợn muối chua ngày Tết của đồng bào Dao Sơn La
Trong mâm cơm ngày Tết của đồng bào Dao Tiền ở Sơn La, thịt lợn muối chua là món ăn không thể thiếu và được bà con chuẩn bị từ...
Độc đáo ẩm thực Sơn La
Xôi ngũ sắc; canh vón vén đuôi bò; tau pho; “tôm bay” Phù Yên; chẩm chéo... là những món ăn độc đáo của ẩm thực Sơn...
Hương vị thơm ngọt nức tiếng của món bê chao Mộc Châu
Từ vùng đất Mộc Châu này, món bê chao nức tiếng đã lan tỏa khắp Việt Nam làm thành món ăn phổ biến, mới nghe tên đã cảm nhận được...
Nộm hoa ban, món ngon giản dị của người Thái Sơn La
Hoa ban là một trong những đặc trưng của núi rừng Tây Bắc, gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào dân tộc, đặc biệt là người...

Trải nghiệm Sơn La Xem thêm

Nét đẹp say lòng du khách nơi cửa ngõ Sơn La
Những bản làng ẩn hiện trong làn sương, thác nước, nương chè uốn mình bên sườn núi, phiên chợ vùng cao rộn rã tiếng cười... bức...
Hoa ban Sơn La khoe sắc thu hút du khách
Đúng hẹn những ngày tháng 3, từng cánh hoa ban e ấp hôm nào đã bung nở, khoe sắc giữa núi rừng, làm say lòng người con quê hương...
Độc đáo phong tục đón Tết của đồng bào Mông ở Mộc Châu
Từ ngày 26/11 Âm lịch, người Mông ở Mộc Châu, Sơn La đã bắt đầu nghỉ làm nương rẫy để mua sắm chuẩn bị cho Tết truyền...
Ngỡ ngàng vẻ đẹp những tuyến đường Sơn La khi hoa ban đua nở
Dọc theo các tuyến đường đến thành phố Sơn La, du khách không khó để bắt gặp những rặng hoa ban đang đua nở khoe vẻ đẹp giản dị...
Pu Nhi Farm - Điểm đến du lịch hoang sơ, đầy hấp dẫn trên cung đường Tây Bắc
Thời gian qua, huyện vùng cao Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã tập trung thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, trong đó đẩy mạnh công tác...
Sắc màu thổ cẩm ở phiên chợ Pà Cò
Trên cung đường đến với Mộc Châu (Sơn La), du khách đừng quên ghé qua phiên chợ Pà Cò họp duy nhất 1 lần trong tuần vào ngày chủ...
Đông đảo du khách đến Mộc Châu sau khi nới lỏng giãn cách xã hội
Sau những ngày nghỉ dài do dịch Covid-19, đông đảo du khách đã lựa chọn Khu du lịch quốc gia Mộc Châu là điểm đến trải nghiệm,...
Hoa chuông vàng khoe sắc nơi phố núi Sơn La
Mỗi dịp tháng 3, thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) lại được tô điểm sắc màu rực rỡ của sắc hoa chuông vàng.
Du khách nườm nượp check-in rừng cao su mùa lá rụng
Những ngày gần đây, nhiều du khách thập phương đổ về rừng cao su, thuộc bản Un (xã Mường Bon, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) chụp...

Tin tức Sơn La Xem thêm

Mộc Châu trở thành điểm đến thiên nhiên hàng đầu thế giới
Khu du lịch quốc gia Mộc Châu (Sơn La) được vinh danh là Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu Thế giới 2022, tại lễ trao giải...
Cao nguyên Mộc Châu bốn mùa hoa trái
Không chỉ nổi tiếng với những trang trại bò sữa, đồi chè xanh ngút ngàn, huyện Mộc Châu (Sơn La) còn được biết đến là vùng đất...
Lần đầu trình diễn khinh khí cầu trong “Đêm hội Trăng rằm”tại Sơn La
Để có một tết Trung thu ý nghĩa, góp phần tạo nên những miền ký ức tuổi thơ tươi đẹp cho các em nhỏ và đông đảo người dân trên...
Du lịch Sơn La phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Thưa quý vị và các bạn! Sau khi dịch bệnh Covid-19 từng bước được kiểm soát, hoạt động du lịch tại tỉnh Sơn La đã phục hồi và lấy...
Ngày hội Văn hóa các dân tộc Mộc Châu năm 2022 sẽ diễn ra từ ngày 29/8
Sau một thời gian dài bị ảnh hưởng dịch Covid-19, "Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Mộc Châu năm 2022" sẽ chính thức diễn ra...
Ý nghĩa của bếp lửa nhà sàn trong đời sống người Thái Tây Bắc
Một ngôi nhà sàn ấm cúng phải có bếp lửa. Theo phong tục của người Thái thì bếp lửa này thường nhờ bên ngoại làm cho.
Đẩy mạnh du lịch an toàn, Sơn La kỳ vọng đạt doanh thu nghìn tỉ trong năm nay
Lượng khách du lịch đến Sơn La đã tăng cao trở lại trong các tháng đầu năm nay.
Rộn ràng mùa mận hậu Sơn La
Những ngày này, trên các nương đồi, các tuyến đường ở Sơn La tấp nập người hái quả, thu mua và tiêu thụ mận. Từ chỗ để cây mận...
Những món ăn nhớ lâu tại Không gian văn hoá Festival trái cây
Trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Festival trái cây và sản phẩm OCOP Việt Nam năm 2022 tại tỉnh Sơn La, cuộc thi Món ngon chế biến từ...