Toàn cảnh chùa Linh Phước
Chùa Linh Phước ở thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) hay còn được mệnh danh là chùa “ve chai”, được xây dựng vào năm 1949, hoàn thành vào năm 1952. Chùa đã qua 4 đời trụ trì là hòa thượng Thích Minh Thể (1951 - 1954), hòa thượng Thích An Hòa (1954 - 1956), thượng tọa Thích Quảng Phát (1956 - 1959) và hòa thượng Thích Minh Đức (1959 - 1985). Thượng tọa Thích Tâm Vị đang trụ trì chùa từ năm 1985 đến nay.
Năm 1990, thượng tọa trụ trì đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Khi đó, ngôi chánh điện dài 33m, rộng 22m đã được xây dựng với quy mô to lớn. Trong điện, tôn tượng đức Bổn sư Thích Ca uy nghiêm, thiền tịnh trên tòa sen. Hai bên tượng đức Phật là 2 bức phù điêu Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Bên trên hai hàng cột rồng khảm mảnh sành là 12 bức phù điêu giới thiệu sự tích đức Phật Thích Ca.
Chùa Linh Phước còn được dân gian gọi là chùa “ve chai”, bởi nhiều công trình bên trong được làm từ các phế liệu như vỏ lon bia, miểng sành, miểng sứ…
Mặt trước chánh điện là tháp Đa Bảo cao 27m. Hai bên tháp là hai lầu chuông, trống. Trong bảo tháp có những bức phù điêu về sự hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm, những bức phù điêu chạm nổi 500 vị A La Hán… Ở lầu Đại Bi, chùa tôn trí bảo tượng Bồ tát Quan Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn.
Bên phải bảo tháp là tổ đường, tăng đường và vườn hoa. Cổng Văn Thù và Long Hoa viên ở bên trái ngôi chánh điện. Ở đây có hòn giả sơn, hồ nước, vườn hoa phong lan, cây kiểng và con rồng dài 49m, rộng 1,3m. Vẩy rồng được làm bằng 12.000 vỏ chai bia, đầu rồng vươn cao hơn 7m che phủ tượng Bồ tát Di Lặc ở hòn giả sơn.
Điện Phật
Ở sân trước chùa có tháp chuông cao 36m, treo đại hồng chung nặng 8,5 tấn, cao 4,38m, đường kính 2,34m. Thân chuông được chạm nổi bốn chữ “Linh Phước Tự Chung” và nhiều tượng, chùa và hoa văn như: 16 vị Phật, 2 tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên nhãn, 2 tượng Chuẩn Đề, 33 vị Tổ Thiền tông Ấn - Hoa, 48 tay cầm bửu bối của Bồ tát Quán Thế Âm, bài thần chú Quảng Bát, bài kệ thỉnh chuông; các cảnh chùa Một Cột (Hà Nội), chùa Thiên Mụ (Huế) và tháp Bồ Đề Đạo Tràng (Ấn Độ),…
Điện Quan Âm kế tháp chuông tôn thờ 324 tượng Bồ tát Quán Thế Âm, mỗi tượng cao 3,7m; riêng pho tượng Bồ tát ở trung tâm điện thờ cao 17m. Chùa còn có phòng trưng bày một số tác phẩm được xác lập kỷ lục như: song tùng bách hạc, khổng tước vương bằng gỗ sao, bộ bàn ghế bằng gỗ sao chạm 12 con giáp, bộ tượng Thập bát A La Hán bằng gốm men rạn bát Bát Tràng, bộ phản bằng gỗ sao…
Đặc biệt, trong lễ hội Festival Hoa Đà Lạt năm 2010, chùa đã thực hiện một pho tượng Phật hoa Quán Thế Âm cao 17m (thân tượng cao 15,5m, tòa sen và đế cao 1,5m), được kết bằng 650.000 bông hoa bất tử (tương đương 1,63 tấn hoa) do 600 phật tử và 30 nghệ nhân thực hiện trong 36 ngày.
Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa lớn nhất (là kỷ lục Việt Nam, kỷ lục châu Á và kỷ lục thế giới)
Điện Quan Âm
Tượng Tổ sư Bồ Đề Đạt Ma
Kinh Pháp Cú khắc trên gốc cây gỗ trầm
Tác phẩm nghệ thuật “Song tùng bách hạc”
Bộ phản bằng gỗ sao và bộ Thập bát A La Hán bằng gốm
Tượng Khổng Tước Vương bằng gỗ sao
Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp
Phòng trưng bày tượng sáp các thiền sư
Cung Thập Điện Minh Vương
18 kỷ lục của chùa Linh Phước: 1. Ngôi chùa có tháp chuông cao nhất. 2. 3 kỷ lục gồm: kỷ lục Việt Nam, kỷ lục châu Á và kỷ lục thế giới về tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng hoa lớn nhất. 3. Ngôi chùa tạo tác bằng miểng sành nhiều nhất. 4. Tượng Bồ Đề Đạt Ma bằng gỗ sao lớn nhất. 5. Tượng Khổng Tước vương bằng gỗ sao lớn nhất. 6. “Song tùng bách hạc” - Tác phẩm điêu khắc gỗ thể hiện cây tùng và chim hạc bằng gỗ sao lớn nhất. 7. Bộ phản bằng gỗ sao dài nhất. 8. Bộ bàn ghế bằng gốc cây gỗ sao chạm 12 con giáp lớn nhất. 9. Gốc cây bằng gỗ trâm chạm bộ kinh Pháp Cú lớn nhất. 10. Tượng Bồ tát Quán Thế Âm bằng bê tông cốt thép trong nhà lớn nhất. 11. Công trình kiến trúc tái hiện cảnh ngài Mục Liên tìm mẹ qua 18 tầng địa ngục lớn nhất. 12. Ngôi chùa tôn trí tượng sáp các vị thiền sư có số lượng nhiều nhất. 13. Điện thờ Quan Âm trong chùa tôn trí nhiều tượng Bồ tát Quán Âm nhất. 14. Bộ tượng Thập Bát A La Hán bằng gốm men rạn Bát Tràng lớn nhất. 15. Bộ tượng Phước Lộc Thọ bằng gỗ tùng lớn nhất. 16. Con rồng làm bằng vỏ chai bia lớn nhất. |
Ngọc Phạm/ danviet.vn
Ảnh: Võ Văn Tường
Còn vài ngày nữa mới đến ngày lễ Quốc tế phụ nữ 8/3 nhưng hiện nay giá hoa hồng của Đà Lạt (Lâm Đồng) và một...
Sau thời gian dài ngưng trệ vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19, hoạt động du lịch của Đà Lạt – Lâm Đồng đã nhộn...
Trưa 22/8, một vụ hỏa hoạn xảy ra tại điểm tham quan du lịch Nông trại Cún ở phường 7, TP Đà Lạt (Lâm Đồng)...
Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý II năm 2022 do UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức chiều 14/7,...
Sáng ngày 20/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức buổi họp báo công bố Tuần lễ vàng Du...
Ngày 20/4, ông Lê Anh Kiệt, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết, trong kỳ...
Sáng nay (10/4), tại Đền thờ Âu Lạc nằm trong danh thắng cấp quốc gia Khu du lịch thác Prenn Đà Lạt, tỉnh Lâm...
Giải chạy được thiết kế theo quy mô và hình thức của một lễ hội thể thao âm nhạc, với mục tiêu trở thành điểm...
Trong bảng xếp hạng của Booking.com về những điểm đến để ngắm hoa, Đà Lạt (Lâm Đồng) đứng thứ 3 trong top 10...
Trước cơn sốt bất động sản, tỉnh Lâm Đồng đã và tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và xử lý nghiêm các vụ...
Sau gần một năm "đóng băng" vì dịch COVID-19, ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đang có bước phục hồi mạnh mẽ....
Đến ngày 6/2, tức mùng 6 Tết, tỉnh Lâm Đồng thu hút được hơn 300.000 lượt khách du lịch, trong đó có 1.900...