Cụm tượng đài di tích Nhà tù Lao Bảo
Di tích Nhà tù Lao Bảo hay còn gọi là Nhà đày Lao bảo nằm ở phía Tây Nam Đường 9, cạnh sông Sê Pôn, thuộc địa bàn thôn Duy Tân, thị trấn Lao Bảo; Cách thị trấn Khe Sanh - huyện ly huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị 22 km về hướng Tây. Di tích đã được xếp hạng Quốc gia theo Quyết định số 154/BVHTT, ngày 25/01/1991.
Nguyên xưa đây là vùng đất hoang vu, rừng núi chập chùng, khí hậu khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, nhưng Lao Bảo có một vị trí chiến lược hết sức quan trọng. Duới thời phong kiến Lao Bảo là đồn trấn ải biên thuỳ của Nhà Nguyễn dùng để trấn giữ một phần phên dậu phía Tây của Tổ quốc, vừa dùng làm nơi lưu đày các tội đồ có án phạt nặng.
Từ khi thực dân Pháp đặt quyền bảo hộ lên đất nước Việt Nam, cùng với việc khai thác thuộc địa, trấn áp các cuộc khởi nghĩa, các phong trào cách mạng, chúng đã cho xây dựng một loạt nhà tù ở nhiều nơi để giam giữ những người yêu nước và các chiến sĩ Cộng sản. Chính vì thế từ khi Pháp chính thức mở Đường 9 (năm 1904), thì sau 4 năm, chính quyền thực dân bắt tay vào việc nâng cấp Bảo Trấn Lao thời nhà Nguyễn thành nhà tù Lao Bảo (1908).
Lúc mới lập, nhà tù Lao Bảo chỉ có hai dãy nhà giam bằng gỗ, lợp ngói, tường trét toóc xi, gọi là Lao A và Lao B; Mỗi dãy nhà dài 15m, rộng 5m, cao 2m có thể giam giữ được 60 tù nhân.
Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhiều phong trào cách mạng nổ ra khắp miền Trung, thực dân Pháp tăng cường săn lùng, bắt bớ đàn áp cách mạng. Để phục vụ cho việc giam giữ tù nhân là đảng viên Đảng Cộng sản. Cuối năm 1934, chúng cho xây dựng thêm hệ thống nhà lao kiên cố bằng bê tông, cốt thép là lao C, D, hầm E; Mỗi nhà lao dài 30m, rộng 6m. giam giữ được khoảng 180 tù nhân. Và Khu biệt giam có 13 buồng, mỗi buồng rộng 1m, cao 2,14m.. Toàn bộ các công trình được bao quanh bởi hệ thống tường thành kiên cố cao 3,5m và nhiều lô cốt bảo vệ ở các góc thành và các vị trí quan trọng.
Nền nhà giam (Lao C)
Ngoài ra, còn có một số công trình phục vụ khác như: Nhà Đồn trưởng, nhà tra tấn, hỏi cung, trại lính, kho, xưởng mộc, xưởng rèn…Các công trình này nằm trên diện tích hơn 10 ha.
Nhà tù Lao Bảo là một trong năm nhà tù lớn nhất Đông Dương, đã giam cầm các nhà yêu nước, chiến sĩ cộng sản của vùng Trung Bộ. Với khí hậu khắc nghiệt, nạn muỗi rừng, lũ quét cùng với chế độ nhà tù hà khắc như: tra tấn dã man, lao dịch nặng nề; ăn uống tồi tệ, đau ốm không có thuốc men đã hành hạ thể xác con người đến chết dần, chết mòn…, nhà tù Lao Bảo trở thành địa ngục trần gian đối với tù nhân. Tuy nhiên, bất chấp gông cùm, xiềng xích và sự tàn bạo của bọn cai ngục; biến nhà tù thành trường học cách mạng, tôi luyện ý chí; Các thế hệ tù nhân ở đây đã liên tục đấu tranh, nhiều tấm gương hy sinh hết sức oanh liệt khiến kẻ thù khiếp sợ, buộc chúng phải lùi bước, nới lỏng chế độ tù đày.
Gần 40 năm tồn tại, nhà tù Lao Bảo đã giam cầm hàng ngàn chiến sĩ Cộng sản và yêu nước. Trong đó có nhiều đồng chí lãnh đạo cách mạng chủ chốt, tiêu biểu như: Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dực, Lê Thế Hiếu, Đoàn Lân, Hồ Bá Kiện, Liêu Thanh, Trần Công Ái, Tố Hữu, Lê Chưởng…
Trãi qua hai cuộc chiến tranh, nhất là trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, Nhà tù Lao Bảo đã bị phá huỷ gần như hoàn toàn, nhiều công trình chỉ còn lại một phần kiến trúc như: Lao C, D, E, Nhà hỏi cung, Khu biệt giam, một số lô cốt… nhưng hầu hết đã bị biến dạng và trở thành hoang phế.
Hầu hết các nhà giam đã bị sập. Ảnh: Dân trí
Ngày nay, ngoài những chứng tích tội ác của kẻ thù gây ra đối với dân tộc ta, tại đây còn có một số công trình mới xây dựng nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích như: Nhà trưng bày bổ sung, Cụm tượng đài, Nhà bia, Nhà đón tiếp…
Nhà tù Lao Bảo là bằng chứng sống động về tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong những thập niên đầu thế kỷ XX. Đồng thời còn là nơi phản ánh tinh thần chịu đựng, kiên cường, ý chí cách mạng to lớn và quyết tâm chiến thắng kẻ thù trong mọi tình huống của những người yêu nước và chiến sĩ Cộng sản. Là bài học quý báu trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau.
Theo Cổng thông tin Du lịch Quảng Trị
Tối 12/7, tại bến thả hoa bờ Nam sông Thạch Hãn, đông đảo các cựu chiến binh, cán bộ, nhân dân, đoàn viên...
Ngày 24/11, theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh này đã ban hành Kế hoạch triển khai...
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 746/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch bảo quản, tu bổ,...
Chiều 2/5, tại Khu dịch vụ - Du lịch Cửa Việt, huyện Gio Linh, UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội nghị hợp tác...
Sáng ngày 22/10, tại Nhà thi đấu đa năng ở đường Trường Chinh, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị đã diễn ra...
Sau khi mưa tạnh, nước lũ tạm rút, hàng đoàn xe cứu trợ của nhiều tổ chức, nhà hảo tâm tìm đến giúp dân các...
Tranh thủ trời tạnh mưa, nước dần rút, các đơn vị Quân đội đã hành quân đến các điểm trường, trung tâm y tế…...
Sáng nay (20/10), trên địa bàn tỉnh Quảng Trị trời mưa trở lại, nước trên các sông xuống chậm, dưới báo động...
Sáng 19/10, ngay sau khi thông đường vào khu vực bị sạt lở ở xã Hướng Phùng, huyện...
Chỉ trong vòng 10 ngày, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xuất hiện 4 đợt lũ đặc biệt lớn gây thiệt hại nặng nề về...
Chiều nay (18/10), lực lượng tìm cứu hộ cứu nạn tỉnh Quảng Trị hoàn tất chuẩn bị các khâu đưa thi thể các cán...
Hôm nay (18/10), Đoàn công tác Đài Tiếng nói Việt Nam do ông Vũ Hải Quang, Phó Tổng Giám...