Trong Lễ hội văn hóa du lịch Mường Lò những ngày tháng 10, bên cạnh những điệu xòe, bài khắp, tiếng sáo của những nghệ nhân cao tuổi, du khách không khỏi bất ngờ khi thấy các em thiếu niên, nhi đồng biểu diễn những màn nghệ thuật đặc sắc. Những điệu múa của dân tộc Khơ Mú, dân tộc Mường… được các em diễn thuần thục và tự nhiên như một nghệ nhân thực thụ.
Em Lò Thị Bích Ngọc ở bản Mớ, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ cho biết, em được bà và mẹ dạy cho các điệu múa, rồi được các cô, các chị ở đội văn nghệ chỉ bảo. Ở trường học, các thầy cô cũng chỉ dạy các em rất tỉ mỉ: "Ban đầu em cũng thấy khó nhưng các thầy cô, các bác, các chị và cả mẹ dạy rất tỉ mỉ nên giờ chúng em cũng thông thạo".
Bên cạnh truyền dạy các điệu múa, các bé gái còn được chị em phụ nữ ở các xã, phường dạy cách thêu thùa, may vá... để biết cách tạo nên những sắc màu thổ cẩm đẹp mắt. Phức tạp hơn là những sản phẩm được du khách yêu thích như: trang phục dân tộc, đồ lưu niệm... Từ đây, khi trưởng thành, các em không chỉ có thể làm đẹp cho bản thân, vun đắp gia đình mà còn giữ gìn được bản sắc dân tộc mình, phát triển nghề thủ công, may mặc ở địa phương.
Chị Lò Thị Uân, xã Hạnh Sơn, thị xã Nghĩa Lộ cho biết, việc truyền dạy cho con cháu tương đối thuận lợi vì các cháu có sự đam mê: "Ngoài giờ các cháu học ở trường thì chúng tôi tranh thủ chỉ dạy cho các cháu. Các cháu giờ nhanh nhẹn, thông minh nên tiếp thu nhanh, nắm bắt rất tốt".
Ngoài dạy các hoạt động văn hóa, thị xã Nghĩa Lộ cũng hướng dẫn các xã, phường, trường học dạy chữ Thái cổ cho các em thiếu niên, nhi đồng. Dù khó nhưng các lớp học đều rất đông học sinh tham gia. Cô giáo Đặng Thị Hồng Ánh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ, Thị xã Nghĩa Lộ cho biết, phần lớn học sinh nhà trường là con em đồng bào các dân tộc thiểu số và các em đều rất hào hứng học hỏi.
"Chữ Thái rất là khó chính vì thế nhà trường đã mời các nghệ nhân đến giúp đỡ nhà trường dạy các em học sinh. Hiện nay, kể cả người Thái biết được chữ Thái cổ rất ít, chính vì thế thông qua việc này, chúng tôi mong muốn giáo dục các em học sinh yêu văn hóa của dân tộc mình cũng như của các dân tộc khác, bảo tồn để giữ gìn các nét đẹp văn hóa" - cô Hồng Ánh chia sẻ.
Ở Mường Lò, Nghĩa Lộ, hiện nay các em học sinh nam cũng được các nghệ nhân truyền dạy chế tác nhạc cụ dân tộc; gia đình và cộng đồng cũng chú trọng dạy con em mình cách thức chế biến các món ăn dân tộc đặc sắc để không chỉ phục vụ gia đình mà còn đáp ứng nhu cầu của du khách… Có thể thấy, một lớp nghệ nhân mới yêu văn hóa dân tộc đang từng ngày phát triển ở vùng đất Mường Lò.
Đinh Tuấn/VOV Tây Bắc
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...