Để lưu giữ những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc địa phương, thời gian qua, chính quyền các cấp, cộng đồng dân cư, trường học ở Nghĩa Lộ đã có nhiều giải pháp hay, trong đó có việc truyền dạy cho thế hệ trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các em cũng có dịp biểu diễn tại các lễ hội để có sự trưởng thành nhanh chóng.
Trong tương lai, Mường Lò hứa hẹn có một thế hệ nghệ nhân mới với nhiều đam mê, hiểu biết sâu về văn hóa dân tộc mình, bởi hiện nay, các em học sinh mầm non đang được truyền dạy giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc một cách tỉ mỉ
Từ các điệu múa xòe, múa sạp quen thuộc...
... đến các điệu múa khá mới lạ như múa lắc mông của người Khơ Mú
Được truyền dạy kỹ, nên các em hết sức tự nhiên và nhịp nhàng trong từng động tác
Dù còn nhỏ tuổi, nhưng các bé đã rất tự tin lên sân khấu trình diễn đàn tính của đồng bào dân tộc Tày
Tiết mục trình diễn điệu múa đặc trưng của người Mường vùng Nghĩa Lộ
Không trực tiếp tham gia trình diễn, các khán giả "nhí" cũng không rời mắt nhìn các bạn biểu diễn
Tập gõ trống, chiêng
Các em nam đam mê tìm hiểu cách chế tác khèn bè dân tộc Thái, và được các nghệ nhân hướng dẫn tỉ mỉ
Các bé gái thì được chị em phụ nữ ở các xã, phường dạy cách thêu thùa, may vá...
... để tạo nên những sắc màu thổ cẩm đẹp mắt
Từ đây, không chỉ làm đẹp cho bản thân, gia đình mà còn phát triển nghề may mặc ở địa phương
Ngoài dạy các nét văn hóa, thị xã Nghĩa Lộ cũng hướng dẫn các xã, phường, trường học trên địa bàn dạy chữ Thái cho các em thiếu niên, nhi đồng
Ai cũng chăm chú học hành...
... và hào hứng viết chữ Thái dưới sự dạy bảo của người lớn
Cô giáo Đặng Thị Hồng Ánh - Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hoàng Văn Thụ, thị xã Nghĩa Lộ cho biết, phần lớn học sinh nhà trường là con em đồng bào các dân tộc thiểu số và các em đều rất hào hứng học hỏi, tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình.
Đinh Tuấn - Thừa Xuân/VOV Tây Bắc