Đường Trường Sơn những năm kháng chiến
Ngôi nhà vợ chồng bà Hồ Thị Yến ở xã Hồng Bắc, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm cách đường Hồ Chí Minh vài cây số. Những năm kháng chiến, bà Yến tham gia gùi lương, tải đạn, cõng thương binh và mở đường Trường Sơn.
Bà Yến kể, ngày đó vô cùng gian khó, những cô gái tuổi mới mười chín, đôi mươi quên mình dưới mưa bom, bão đạn, đối mặt với sốt rét. Mặt trận phía Tây Trị-Thiên những năm cuối của thập niên 1960 vô cùng ác liệt. Mỹ ném bom dữ dội hòng chia cắt tuyến vận tải chiến lược đường Hồ Chí Minh chi viện cho miền Nam. Nhưng nhờ sức trẻ và sự đoàn kết, che chở của đồng bào Pa Cô, Tà Ôi cũng như các dân tộc thiểu số khác ở phía Tây Trị-Thiên, bà Hồ Thị Yến cùng đồng đội đã hoàn thành nhiệm vụ được đơn vị giao phó.
Bà Hồ Thị Yến nhớ lại: "Quyết tâm đi theo Đảng, theo cách mạng, theo Bác Hồ. Ban ngày đi đào, đi cuốc, đi làm, đêm thì về ngủ không có nhà cửa, cứ đi mãi rứa. Vừa gùi hàng, vừa làm đường, chỗ nào cần là đi chỗ đó. Đi theo, mà không phải một mình, đi cả đơn vị, cả Tiểu đoàn. Mình giác ngộ cách mạng nên đi theo cách mạng. Đất nước hòa bình, con người tất cả đều hạnh phúc."
Đường Hồ Chí Minh qua thị trấn P'rao, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam
Hơn 20 năm kể từ khi đường Trường Sơn từ ngày được nâng cấp thành đường Hồ Chí Minh, con đường là sự kết nối giữa các bản làng đồng bào dân tộc thiểu số, giúp người dân có điều kiện phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Chị Hối Thị Hoa, ở xã Mà Cooi, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam kể, ngày xưa đồng bào Cơ Tu đi làm rẫy về, có được buồng chuối, mấy quả ngô hay săn bắt được thú rừng phải gùi cõng đến thị trấn P’rao để bán. Đi và về mất vài tiếng đồng hồ, có khi trễ phiên chợ không bán được. Bây giờ, chỉ cần mang ra trục đường Hồ Chí Minh, kiểu gì cũng bán được bởi nhiều người qua lại.
Chị Hoa cho biết: "Ngày xưa cực khổ, vất vả, đi hái măng cũng không ai mua, bắt ốc mà bắt nhiều cũng không ai mua, buôn bán chi cũng không được hết. Nhờ có đường Hồ Chí Minh mà bữa ni buôn bán được lắm. Ví dụ làm bắp, có măng là bán được hết. Như chanh người dân ở đây trồng, hái mới được được nè, với lại bán keo cũng được tiền lắm."
Xã Mà Cooi, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cũng là nơi được Tập đoàn FVG chọn triển khai xây dựng Khu du lịch sinh thái Cổng Trời dựa trên vòm núi đá vôi khổng lồ, với hệ thống hang động lớn nhỏ. Khu du lịch sinh thái, lưu trú này có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng được kỳ vọng thu hút khoảng 100.000 khách/năm.
Việc khai thác tiềm năng du lịch dọc đường Hồ Chí Minh cũng được nhiều địa phương quan tâm. Nơi đây có rất nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, nhiều hang động, thắng cảnh đẹp nổi tiếng như Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; Nghĩa trang Liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, tỉnh Quảng Trị; Cụm địa đạo Ðộng So, địa đạo Lam Sơn, đồi A Bia, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên- Huế; Làng dệt thổ cẩm Zara và thác Grăng, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam…
Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, địa danh du lịch lịch sử nổi tiếng
Hang Va tuyệt đẹp nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha- Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình
Đền tưởng niệm tại hang Tám Cô, tỉnh Quảng Bình
Ông A Viết Sơn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết, đường Hồ Chí Minh qua địa bàn huyện dài hơn 50 cây số, kết nối với các huyện miền núi phía Tây tỉnh Quảng Nam và các tỉnh Tây Nguyên, là cơ hội phát triển kinh tế, mở rộng khu dân cư cũng như triển khai các chính sách an sinh xã hội.
Ông A Viết Sơn chia sẻ: "Đường Hồ Chí Minh qua địa bàn là vinh dự và niềm tự hào đối với những người trực tiếp tham gia chiến trường và cũng là niềm tự hào đối với thế hệ trẻ. Hiện nay, những địa phương tiếp cận lân cận đường Hồ Chí Minh thì tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo hàng năm đều giảm nhiều so với các địa phương khác. Đó là minh chứng cụ thể khi có đường Hồ Chí Minh đi qua."
Ngày nay, từ những lối mòn sơ khai ban đầu, đường Hồ Chí Minh trở thành 1 trong 4 tuyến giao thông huyết mạch từ Bắc vào Nam. Con đường dài hơn 3.100 cây số chạy qua vùng núi phía Tây đang tiếp tục được mở rộng, nâng cấp, mở ra cơ hội phát triển liên vùng và kết nối giao thương với các nước trong khu vực./.
Hoài Nam/VOV Miền Trung
Tỉnh Quảng Bình vừa cho phép thử nghiệm sản phẩm du lịch “Trải nghiệm cuộc sống mùa lụt” tại xã Tân Hóa,...
Dịp đầu năm Nhâm Dần 2022, du lịch Quảng Bình đã đón hơn 33.000 lượt khách tham quan. Kích cầu du lịch, tỉnh...
Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, tới ngày 11/1, đơn vị khai thác duy nhất sản phẩm du lịch “Chinh phục Sơn...
Tỉnh Quảng Bình đã đồng ý giảm từ 20 - 50% giá vé tham quan một số sản phẩm du lịch tại tỉnh này.
Sáng 1/1, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với Trung tâm Du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng tổ chức lễ đón những...
Quảng Bình và các doanh nghiệp du lịch sẽ thực hiện giảm sâu mức thu phí, giá các dịch vụ tham quan danh lam...
Tỉnh Quảng Bình sẽ phối hợp với các đơn vị tổ chức chương trình "Chào đón năm mới 2022" với chuỗi sự kiện...
Các điểm, tour tuyến du lịch tại tỉnh Quảng Bình đã trở lại hoạt động trong trạng thái bình thường mới, du...
Chương trình chào đón năm mới 2022 là sự kiện nổi bật để đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến, phát động...
Tối 15/10, Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công ty TNHH MTV Chua Me Đất tổ chức đón đoàn khách du...
Tỉnh Quảng Bình quyết định thí điểm triển khai các hoạt động du lịch xanh, du lịch theo nhóm, theo gia đình...
Ngày 29/9, tại Ban quản lý Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, đồng chí Vũ Đại Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng,...