Mâm phá lấu mang hương vị xưa ở góc đường Lê Lợi - Pasteur
Vào những năm 1970-1980, nam thanh nữ tú cứ chiều cuối tuần lại hẹn hò nhau dạo phố. Và nơi hò hẹn ấy loanh quanh chỉ là đi uống nước mía Viễn Đông (góc đường Lê Lợi - Pasteur, quận 1 bây giờ) và ăn phá lấu, gỏi bò ngay bên cạnh hoặc ăn đá đậu khu Lê Văn Duyệt (nay là khu vực đường Nguyễn Đình Chiểu và Cách Mạng Tháng Tám, quận 3).
Được lòng các cặp đôi nhất phải kể đến là món bánh mì phá lấu hoặc phá lấu xiên que chấm với tương đen.
Hồi ấy, phá lấu được bày trên 1 cái mâm nhôm, trong đó nào là lòng gà, lòng heo hay lòng vịt được chế biến sạch sẽ. Ngoài ra, cũng có nhiều lựa chọn khác như lưỡi heo, dồi, mề, gan… Mỗi miếng phá lấu được cắt nhỏ và ghim sẵn vào que tăm, ăn bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu.
Má kể hồi xưa hẹn hò với ba, hai người không nhớ đã uống bao nhiêu ly nước mía và ăn bao nhiêu que phá lấu. Để rồi khi về 1 nhà, sinh ra tôi, họ vẫn chưa quên thói quen đó.
Tuy nhiên, thay vì đi hẹn hò hóng gió ăn phá lấu, uống nước mía như thời son rỗi, má chỉ có thể đã cơn thèm bằng những xe phá lấu dạo hay dạo quanh trong các con hẻm.
Phá lấu chỉ ngon khi chấm với tương đen pha đúng điệu
Được má cho ăn phá lấu từ nhỏ nên tôi bị nghiện món này hồi nào không hay. Cứ chiều chiều tầm 16-17 giờ, cứ ngó nghiêng ngó dọc nhìn ra đầu hẻm, hễ thấy bóng dáng quen thuộc xuất hiện là người này báo hiện người kia để bà con hàng xóm lấy dĩa ra mua.
Hồi ấy tôi còn nhỏ nên chỉ được má cho ăn lưỡi heo hoặc lòng chiên chấm tương thôi mà nó ngon gì đâu! Lưỡi heo luộc mềm, lòng chiên giòn rụm chấm miếng tương đen có chút ớt, ngon không gì bằng. Vị ngọt bùi của tương chính là bí quyết giữ trọn con tim của người ăn. Vì nếu tương pha không ngon, không đủ độ sánh hoặc bị đắng nhẫn sẽ phá hết tổng thể món ăn này.
Ngày nay, phá lấu đã được cách tân nhiều và có sức hút với giới trẻ mạnh mẽ không kém khi xưa. Những mâm phá lấu được luộc sẵn ăn cùng tương đen ngày ấy đã dần dần biến mất theo thời gian.
Hiện nay, chỉ còn sót lại 1 mâm ở góc đường Pasteur - Lê Lợi (quận 1), một phụ nữ đẩy xe dạo quanh khu vực quận 1 và quận 4 và cuối cùng là một xe ở ngã tư Hoàng Diệu – Lê Quốc Hưng (quận 4).
Ký ức rồi cũng dần phai nhoà theo vòng xoáy cuộc đời. Những hương vị xưa cũ ấy có chăng cũng chỉ còn trong hoài niệm mỗi người mà thôi. Nếu bất giác muốn tìm về những dư vị phá lấu ngày xưa ấy thì quý độc giả có thể ghé thưởng thức những nơi còn sót lại nhé!
Bài và ảnh: Trương Mỹ Linh/nld.com.vn
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...