Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ tế thần sông nước với ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa.
Lễ hội Đua thuyền đuôi én được phục dựng lần đầu tiên vào năm 2015 và đến nay đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên không thể thiếu của thị xã ngã 3 sông trong ngày đầu tiên của năm mới.
Theo lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thị xã Mường Lay, việc tổ chức lễ hội nhằm góp phần tiếp tục đẩy mạnh phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" và "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại". Đây là dịp để các đội đua thuyền của thị xã và các huyện bạn lân cận giao lưu, thắt chặt tình đoàn kết, từ đó góp phần quảng bá mảnh đất, con người Mường Lay, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống.
Năm nay, Lễ hội bắt đầu bằng nghi lễ tế thần sông nước với ý nghĩa cầu mong một năm mưa thuận, gió hòa, không xảy ra thiên tai, lũ lụt để bà con yên tâm lao động sản xuất và gắn bó với nghề sông nước. Ngay sau lễ tế thần sông nước là phần tranh tài sôi nổi của 9 đội đua, bao gồm 6 đội thuộc các đơn vị trong thị xã Mường Lay, 3 đội khách mời đến từ huyện Mường Chà (Điện Biên), huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) và huyện Quỳnh Nhai (Sơn La). Các đội tham gia thi đua thuyền đuôi én với đường đua dài 1.000m trên lòng hồ thủy điện sông Đà.
Lễ hội Đua thuyền đuôi én năm 2020 diễn ra trong 2 ngày (31/12/2019 - 1/1/2020). Trong khuôn khổ lễ hội còn có các hoạt động trưng bày, triển lãm các sản phẩm truyền thống, thi đấu các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian.
Hoạt động đua thuyền bắt nguồn từ tập quán sinh sống của đồng bào Thái trắng ở thị xã Mường Lay, vốn sinh sống bằng nghề trồng lúa nước và đánh bắt tôm, cá trên dòng sông Đà.
Thị xã Mường Lay (tên cũ là thị xã Lai Châu) nằm ở vị trí rất đặc biệt so với những địa phương khác trong cả nước, đây là nơi tụ thủy của 3 con sông là sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay. Nơi đây vẫn được coi là thủ phủ, là trung tâm văn hóa của đồng bào dân tộc Thái, với chứng tích là khu dinh thự của ông "vua" Thái Đèo Văn Long vẫn nằm đó bên bờ con sông Đà hung dữ.
Kể từ sau năm 2004, sau khi di dời dân nhường chỗ cho lòng hồ thủy điện Sơn La, đến nay, Mường Lay trở thành một trong những thị xã đẹp nhất trong cả nước với những dãy phố nhà sàn độc đáo san sát bên bờ của lòng hồ thủy điện.
Việc tổ chức lễ hội đua thuyền đuôi én thường niên hàng năm tại đây đã thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, du lịch của địa phương trong những năm qua, đưa nét đẹp của văn hoá của cộng đồng dân tộc Thái trắng đến với bạn bè trong nước và quốc tế./.
Vũ Lợi/VOV Đông Bắc
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...