Thầy cúng thực hiện nghi thức cúng lễ Gạ Ma Thú
Lễ Gạ Ma Thú là một trong những di sản văn hóa rất đặc sắc của người Hà Nhì thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm. Đây là sản phẩm tinh thần quý báu có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, thể hiện tinh thần đoàn kết dân tộc, có tính cố kết cộng đồng. Qua đó phản ánh nhiều mặt của cuộc sống kinh tế, văn hóa, xã hội của người Hà Nhì nhằm hướng về cội nguồn, biết ơn người đi trước đã có công khai phá, bảo vệ bản mường và cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, dân bản mạnh khỏe, vạn vật sinh sôi, làm ăn phát triển.
Lễ Gạ Ma Thú thường được tổ chức trong 3 ngày với 2 phần chính là: Lễ và Hội. Phần cúng lễ diễn ra tại các điểm cúng của bản. Phần hội là các hoạt động nghệ thuật trình diễn dân gian, liên hoan cộng đồng. Trong 3 ngày diễn ra lễ Gạ Ma Thú, dân làng phải dừng các công việc trên nương rẫy, không gây mất đoàn kết, không ăn thịt thú rừng, không bắt hoặc mang vào bản các con vật sống trong hang, trong lòng đất để tránh rủi ro cho dân bản. Các thầy cúng trong những ngày này phải giữ mình sạch sẽ để thực hiện các nghi lễ với 8 mâm cúng.
Ông Đào Ngọc Lượng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Điện Biên cho biết: "Như vậy đến nay tỉnh Điện Biên đã có tổng cộng 8 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, gồm: Nghệ thuật Xòe Thái; Tết Nào pê chầu của người Mông đen; Lễ Kin pang then của người Thái trắng; Lễ hội đền Hoàng Công Chất; Kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong trên vải, dệt và thêu trang phục của người Mông hoa; Bun huột nặm (Tết té nước) của người Lào; Lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của người Hà Nhì và Mền Loóng Phạt Ái (Tết Hoa mào gà) của người Cống."
Hiện nay tỉnh Điện Biên cũng đang phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai xây dựng hồ sơ di sản Nghệ thuật xòe Thái trình UNESCO, để nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vũ Lợi/ VOV Tây Bắc
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...