Một góc rừng có không gian thanh bình, yên tĩnh
Bờ kênh với hai hàng dừa nước là nét đẹp độc đáo ở Mỹ Phước
Nằm lọt thỏm giữa những cánh đồng lúa bát ngát và được bao quanh bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt là cánh rừng tràm Mỹ Phước (thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) hoang sơ với cảnh quan độc đáo hiếm thấy ở ĐBSCL.
Rừng tràm Mỹ Phước (cũng là khu di tích lịch sử Mỹ Phước) thuộc huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - là nơi lưu giữ những dấu tích của cha ông thời chống Pháp, chống Mỹ; đồng thời cũng là nơi cung cấp nhiều loại rau xanh và nguồn dược liệu quý.
Thả lưới bắt cá trong rừng tràm
Đặt lợp bắt cá trong rừng
Người dân khai thác lá dừa nước để lợp nhà
Cùng với sự ưu đãi của thiên nhiên, là những tính cách đặc biệt của người Mỹ Phước: luôn bình dị và chân thành
Không chỉ độc đáo bởi là hệ sinh thái đất ngập nước duy nhất ở ĐBSCL, ngoài thủy sản, rừng tràm Mỹ Phước có nguồn tài nguyên thực vật đa dạng cung cấp thực phẩm cho người dân trong vùng như dừa nước, súng lam, đọt choại, năng bộp, bồn bồn...
Cây bồn bồn là loài thực vật mọc hoang nhưng là loài rau được nhiều người ưa thích. Người dân phải trồng để có thể cung cấp đủ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường
Rau bồn bồn sau tách bẹ lá cứng bên ngoài. Bồn bồn có thể chế biến các món xào, làm dưa chua, nhúng lẩu hoặc ăn sống đều rất ngon
Cây Năng bộp là đặc sản ở vùng đất chua phèn
Hoa súng lam chuyển màu tím nhạt khi có nắng
Đọt choại có thể luộc, nhúng lẩu hoặc xào đều ngon
Hoa và Buồng dừa nước
Ngày nay cơm dừa nước trở thành món ăn đặc sản ở ĐBSCL
Cây cối rậm rạp tạo nên bầu không khí trong lành giữa rừng tràm
Một góc rừng tràm với bốn mùa xanh tốt, đặc trưng với các cây tràm cổ thụ và dây choại quấn quanh từ gốc đến hơn giữa thân
Cây dừa nước dùng làm lá lợp nhà và cung cấp nước uống. Cây năng bộp là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon khi xào nấu, ăn sống, làm gỏi. Rừng Mỹ Phước có một loại súng hoang đặc biệt, đó là súng lam. Súng lam cũng có màu trắng và nở bình thường vào buổi sáng như những loại súng hoang khác, nhưng khi nắng lên, hoa sẽ bắt đầu chuyển sang màu phớt tím rất độc đáo. Súng lam và một số loài súng hoang khác cũng là nguồn thực phẩm trong bữa ăn của người dân trong vùng.
Mật ong rừng cũng được người dân trong vùng khai thác để buôn bán
Bồn bồn là một cái tên có lẽ ít ai biết đến. Đây cũng là một loại rau đặc trưng ở vùng đầm lầy ngập nước của ĐBSCL. Rừng tràm mọc dày đặc thu hút những đàn ong mật về đây làm tổ. Từ lâu, gác kèo ong mật là sinh kế của nhiều người dân xung quanh rừng tràm. Ngoài cung cấp những tài nguyên thực phẩm kể trên, rừng tràm còn có nhiều loại rau xanh và là nguồn dược liệu quý cho người dân trong vùng.
Theo Lâm Quang Ngôn, baotnvn.vn
Các hoạt động dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dịch Covid-19 bùng phát và lây lan trên địa bàn...
Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã có những chuyển biến tích cực, khởi sắc. Sản phẩm dịch vụ du lịch...
Càng cận Tết, các nhà vườn càng khẩn trương chăm chút cho các loại hoa, chậu kiểng sao cho đẹp, bắt mắt để...
Từ lâu, bánh pía đã trở thành món bánh đặc sản nổi tiếng ở Sóc Trăng và được nhiều người dân khắp cả nước yêu...
Vài năm gần đây, ở Sóc Trăng xuất hiện những món mắm "có một không hai" khiến thực khách ăn một lần là nhớ...
Triều cường dâng cao làm 15 đoạn đê, bờ bao, đường nông thôn bị vỡ và hơn 1.500 m bờ bao và tuyến lộ bị tràn,...
Chiều ngày 12/8, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Thanh tra Sở thông tin...
Chiều nay (6/8) Bác sĩ Trần Văn Khải, Phó Giám đốc sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết, 140 người từ nước ngoài...
Tại tỉnh Sóc Trăng, tình trạng sạt lở bờ sông đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng với tần suất ngày càng...
Sáng nay (12/7), hàng trăm người hiếu kỳ đã đến chùa Bốn Mặt (Preah Buone Preah Phek) thuộc xã Phú Tân, huyện...
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, đã có không ít những hành động, câu chuyện nhân văn về sự sẻ chia với những...
Trao đổi với phóng viên Đài TNVN vào chiều nay (3/3), Đại tá Nguyễn Xuân Cường, Chủ nhiệm Chính trị, Trường...