Căn nhà nhỏ của ông Võ Văn Rạng nằm cuối một con hẻm trên đường Lý Chính Thắng, Quận 3, TP. HCM. Hàng ngày, công việc của ông là ngồi tỉ mẩn khâu vá, chấp nối từng trang sách cũ. Tính đến nay, ông đã theo nghề phục chế sách cũ này được hơn 40 năm.
Theo ông Võ Văn Rạng, ngày xưa ông đi làm thuê cho các cơ sở in, sửa chữa sách. Theo quá trình phát triển xã hội, các cơ sở này dừng hoạt động và tuổi ông cũng đã cao nên tự nhận về nhà làm riêng.
Quy trình để phục chế 1 cuốn sách cũ có rất nhiều bước. Đầu tiên là phải tháo chỉ ra theo từng tép một.
Tờ nào bị rách thì dán lại, rồi sắp xếp thành 1 cuốn gọn gàng.
Sau đó mới bắt đầu may các tép đã tháo ra thành 1 cuốn hoàn chỉnh, rồi làm bìa.
Nếu bìa cuốn nào còn tốt thì giữ lại, còn những cuốn bị rách hoặc nát quá thì phải thay thế bằng vật liệu khác.
Theo ông Rạng, những cuốn sách mà khách hàng mang đến có giá trị kinh tế không cao, nhưng lại rất quý về giá trị tinh thần, bởi chủ yếu là đồ kỷ niệm. Khách hàng muốn tân trang để lưu lại sau này cho con cháu của mình xem.
Khách hàng của ông chủ yếu là những người lớn tuổi, hoặc có niềm đam mê và yêu quý sách cũ.
Thoạt nhìn thì thấy nghề “chữa bệnh” cho sách cũng khá đơn giản, chỉ cần kim chỉ, vài tấm bìa cứng, hồ dán và dao kéo là có thể hành nghề. Nhưng việc làm này đòi hỏi sự cẩn thận, khéo léo khi lật giở từng trang, dán từng mảnh sách, khâu từng bờ gáy.
Cũng theo ông Rạng, làm công việc này không được nóng vội, nếu hôm nay làm không xong thì mai làm tiếp. Phải cẩn thận và tỉ mỉ cho từng giai đoạn.
Tiền công đóng hay sửa chữa mỗi cuốn sách chỉ dao động từ 50.000 - 100.000 đồng, tùy vào mức độ hư hỏng và độ dày của sách. Thu nhập từ nghề đóng sách quả thực bấp bênh và không cao. Vậy nên người thợ gắn bó với nghề không chỉ vì mưu sinh, mà còn là để giữ gìn những quyển sách cũ.
Công việc phục hồi sách cũ này hiện chỉ còn mình ông theo nên giới yêu sách tại TP.HCM phong ông là “bác sĩ sách cuối cùng tại TP. HCM”./.
Hoàng Dương/VOV TPHCM
Tối 7/9, UBND TP.HCM tổ chức gala “Tinh hoa gạo Việt” để chào để chào đón các đoàn khách trong nước và quốc...
Sở Du lịch TP.HCM vừa tổ chức hội thảo “Tiềm năng du lịch kinh doanh tại TP.HCM và Việt Nam”. Hội thảo có hơn...
Sáng nay (8/9), TP.HCM khai mạc Hội chợ Du lịch quốc tế TP.HCM 2022 (ITE HCMC 2022). Tham dự lễ khai mạc có...
TP. Hồ Chí Minh bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế từ giữa tháng 3/2022 đến nay, các hoạt động du lịch kèm theo...
Vào ngày 23/7 tới đây, tại Quảng trường The Garden Mall (Quận 5), chương trình “Về Chợ Lớn xem múa Lân” do...
Tối 16/7, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức lễ chào đón đoàn khách du lịch MICE (tức du lịch kết hợp hội...
Mùa hè này được kỳ vọng là thời điểm để ngành du lịch trong nước phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch Covid-19. Vì...
Tối 14/5, TP.HCM khai mạc Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1. Ngày hội năm...
Tối ngày 12/5, hàng ngàn người dân và Phật tử đã đổ về chùa Pháp Hoa (Quận 3, TP.HCM) để tham gia lễ hội thả...
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, Ngày hội du lịch TP.HCM lần thứ 18 sẽ diễn ra tại Công viên Lê Văn Tám (Quận 1)...
Tối ngày 28/4, tại khuôn viên tòa nhà Landmark 81 ở TP.HCM, lần đầu tiên một lễ hội dành riêng cho gia vị...
Kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 4 ngày nên các khu vui chơi, giải trí ở TP.HCM đang ráo riết lên các...