Phở - cái tên gắn liền với Hà Nội.
Ngày nay, nhu cầu của con người càng cao, ẩm thực cũng từ đó mà trở nên hoàn thiện hơn, có khi mang tính đột phá trong cách chế biến, vượt ra khỏi giới hạn “Ăn no mặc ấm” để đến cái đích “Ăn ngon mặc đẹp”.
Ẩm thực miền bắc không chỉ chú trọng vào món ăn trong ngày lễ, Tết - một mâm cỗ đầy xôi, thịt, ngũ quả, cần một sư chuẩn bị tỉ mỉ, cầu kỳ… mà còn một đặc trưng khác chính là những thức quà bánh, gồm: Bánh cốm, bánh chưng, bánh tẻ, nếp… không phải ăn để no, mà đơn giản mang lại cho người dùng thêm sự lựa chọn. Đặc biệt, nó sẽ lưu giữ kỷ niệm đẹp không chỉ với người dân mà thực khách khắp nơi đến đây đều phải nhớ mãi.
Các món đặc trưng của người miền bắc không thể bỏ qua đại diện tiêu biểu nhất, đó là Phở - cái tên gắn liền với Hà Nội, không chỉ là món ăn đơn thuần, đó còn là nét đẹp và sự tinh tế của văn hóa ẩm thực Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới.
Tiếp đến là bún thang, bún chả, bánh tôm hồ Tây; các thức quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì, chả mực (Hạ Long), cá kho làng Vũ Đại (Hà Nam), vịt quay Lạng Sơn, bún cá cay (Hải Phòng), thịt dê (Ninh Bình)… hay những gia vị đặc sắc, không nơi nào có được như tinh dầu cà cuống, rau húng Láng, quả mắc khén ở vùng Tây Bắc hay quả mát mật phổ biến ở các tỉnh phía Đông Bắc…
Người bắc thường nấu những món ăn thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ. Từ cách chế biến đến khâu trình bày nhìn khá đơn giản, nhưng thể hiện sự tinh tế rất riêng.
So những vùng miền khác của Việt Nam thì miền trung - vùng đất đầy nắng gió, tuy ít được thiên nhiên ưu ái nhưng văn hóa ẩm thực miền trung lại vô cùng tuyệt diệu. Người dân nơi đây sử dụng cay nhiều, độ ngọt ít hơn miền nam. Đặc biệt là người Huế, từ món ăn dành cho người bình dân hay vua chúa đều rất nhiều món, nhiều gia vị và đặc biệt là vị chua, cay như mắm cà, mắm tôm… Ẩm thực miền trung tuy cũng nổi tiếng với các loại bánh nhưng chúng được chế biến cầu kỳ hơn khá nhiều so ẩm thực miền bắc. Các món ăn kèm cũng có phần phong phú hơn, giúp tăng thêm hương vị của món ăn.
Ẩm thực nơi đây tương đối cầu kỳ, chú trọng từ hình thức, cách trình bày cho đến tên gọi món ăn, đơn cử như TP Huế - nơi được xem là cái nôi của ẩm thực miền trung. Điểm chung của các món ăn miền trung là vị cay và hơi mặn hơn miền bắc và miền nam. Các món đặc trưng của người miền trung có thể kể đến như: Cao lầu, cơm hến, bún bò Huế, bánh bèo, bánh bột lọc, bánh xèo, bánh đập, chả ram… Hay nhắc đến Quảng Nam, người ta không thể bỏ qua món gà vườn thơm thảo đất Tam Kỳ.
Mảnh đất miền trung vốn cằn cỗi là thế và cũng không được thiên nhiên ưu ái như các vùng đất khác. Chính vì vậy, con người nơi đây luôn biết trân trọng và biến những sản vật tuyệt vời đó thành những món ăn mang hương vị rất riêng, mà ai đã một lần thưởng thức nó sẽ không thể nào quên.
Do đặc điểm địa hình và sinh hoạt kinh tế, văn hóa Nam Bộ đã định hình nền văn hóa sông nước. Ở đó, nguồn lương thực - thực phẩm chính là lúa, cá và rau quả, kể cả các loại rau đồng, rau rừng. Ẩm thực ở đây không cầu kỳ như ẩm thực cung đình, mà mang nét giản dị, dân dã nhưng vô cùng đa dạng. Các món ăn miền nam chịu ảnh hưởng từ ẩm thực Trung Quốc, Thái-lan… thường được chế biến kèm nhiều đường hoặc mang vị ngọt của các loại rau củ và vị béo do sử dụng nước dừa. Chỉ cần những nguyên liệu đơn sơ, bình dị là có thể tạo nên một phong thái riêng cho các món ăn của vùng đất này. Gỏi cuốn, bún mắm, hủ tiếu Nam Vang, bánh ít, bánh bò, chè chuối hay lẩu cá kèo… là các món ăn nổi tiếng nhất trong nét ẩm thực miền nam.
Nét đặc trưng ở ẩm thực miền nam là cách biến tấu món ăn đa phong cách. Chẳng hạn, món hủ tiếu được làm từ rất nhiều cách chế biến, nhưng bị ảnh hưởng không ít từ Trung Quốc, hay còn theo cách nêm đường, sữa dừa, nước cốt dừa từ Campuchia và Thái-lan. Ngoài ra, từ các món thịt cá bình thường vẫn được ưa chuộng khi chuyển qua làm khô, mắm… Ngay cả những con vật như chuột, dơi, rắn hổ đất, đuông dừa cũng được chế biến thành những món ăn được nhiều người yêu thích.
Đặc điểm món ăn từng miền tuy khác nhau, nhưng vẫn có những điểm tương đồng, thể hiện qua cơ cấu bữa ăn, nguyên tắc chế biến như nước dùng, nước mắm, gia vị hỗn hợp, rau phong phú, các loại nước chấm chế biến đa dạng phù hợp với món ăn. Vì vậy, không chỉ người Việt mà nhiều người nước ngoài đều rất yêu thích văn hóa ẩm thực của đất nước hình chữ “S”.
Khang Khang/Báo Nhân Dân
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...