Mỗi năm có hơn 100 triệu người đi du lịch núi lửa
Núi lửa là núi có miệng hở, qua đó, lớp đất đá nóng chảy sẽ phun trào ra khỏi núi, tràn ra bề mặt trái đất. Khi núi lửa phun, một phần năng lượng ẩn sâu trong lòng trái đất sẽ được giải phóng, tạo ra một nguồn năng lượng khổng lồ có thể thiêu đốt một vùng rộng lớn xung quanh.
Những ngọn núi lửa tiềm ẩn nguy hiểm, có thể tác động xấu đến sức khỏe con người bằng nhiều cách. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng, núi lửa chính là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên nguyên thủy nhất và được chiêm ngưỡng những kiệt tác của tự nhiên này thực sự là những trải nghiệm khó quên trong đời.
Nguy hiểm vậy nhưng những ngọn núi lửa luôn hấp dẫn mọi người, đặc biệt là những người yêu thích du lịch mạo hiểm và có đôi chút hiểu biết về núi lửa. Theo số liệu thống kê từ các trang web du lịch và các doanh nghiệp tổ chức tour, mỗi năm, trên toàn cầu có tới hơn 100 triệu người đến tham quan các khu vực có núi lửa. Và con số này không ngừng gia tăng nhanh chóng.
Núi lửa là hiện thân của sức mạnh thiên nhiên nguyên thủy nhất
Ngành du lịch núi lửa sẽ ngày càng "hot"?
Nói về các khu vực được UNESCO chỉ định để bảo tồn di sản địa chất toàn cầu, tác giả cuốn sách hướng dẫn Patricia Erfurt-Cooper nhận định, ngành du lịch núi lửa chắc chắn sẽ là xu hướng rất “hot” bởi sự gia tăng các công viên địa chất, núi lửa và những di sản địa chất thế giới.
Trên thế giới, Indonesia, Nhật Bản và Mỹ được xem là ba nước có nhiều núi lửa đang hoạt động nhất, theo thứ tự giảm dần về mức độ hoạt động.
Theo số liệu được đăng trên tờ Straistimes, doanh nghiệp Volcano Adventures, công ty du lịch của nhà nghiên cứu núi lửa người Đức Tom Pfeiffer cho biết, kể từ năm 2014, các chuyến du ngoạn trong ngày đến núi lửa Stromboli và Etna của Italia đã tăng 15,3%.
Trong khi đó, chỉ tính trong hai năm, từ 2015-2017, số người leo lên đỉnh Nyiragongo, một ngọn núi lửa vẫn đang hoạt động tại Công viên quốc gia Virunga ở Congo bùng nổ đến hơn 90%.
Tại Mỹ, báo cáo của Công viên quốc gia Hoa Kỳ ước tính rằng, số du khách đến tham quan Vườn quốc gia núi lửa Hawai đã tăng gần 60% từ năm 2008, tức là năm mà núi lửa Kilauea bắt đầu phun trào.
Mỗi năm, trên toàn cầu có tới hơn 100 triệu người đến tham quan các khu vực có núi lửa
Những nguy cơ tiềm ẩn?
Hấp dẫn là thế, nhưng rõ ràng du lịch núi lửa cũng được xếp vào loại du lịch mạo hiểm. Nguy cơ bị mắt kẹt, bị thương hay thậm chí là thiệt mạng trên đường leo núi có thể luôn thường trực.
Theo tạp chí Earth, tháng 11.2000, các cán bộ kiểm lâm của Vườn quốc gia núi lửa Hawai, Mỹ phát hiện thi thể của hai du khách ở khu vực cách địa điểm núi lửa Kilauea phun trào khoảng 100m, trên người không có dấu hiệu chấn thương hay bị tấn công. Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nguyên nhân dẫn đến cái chết của hai du khách là phù phổi do hít phải axit hydrochloric. Bên cạnh đó, người ta cũng nhận thấy quá trình phân hủy của thi thể cũng diễn ra nhanh hơn mức bình thường, chủ yếu là do mưa axit.
Dung nham được tạo thành do núi lửa phun trào sẽ giải phóng ra các khí độc hại, bao gồm carbon dioxide, sulfur dioxide, hydrogen sulfide và hydrofluoric acid. Khi dung nham chảy xuống biển sẽ tạo thành nhiều loại khí độc khác, đặc biệt là axit hydrochloric vốn có tính ăn mòn cao.
Vậy là dung nham, chính xác là những đám mây dung nham, theo cách mà người ta vẫn gọi về sản phẩm của quá trình núi lửa phun trào, có thể gây chết người một cách khôn lường, bởi về cơ bản “dung nham trông giống như một đám mây màu trắng, nhưng không phải vậy, đó chính là acid.”
Dung nham là sản phẩm của quá trình núi lửa phun trào
Cần làm gì để giảm thiểu rủi ro?
Đầu tiên là gói trang phục bảo vệ. Hãy chọn quần áo và thiết bị đi kèm để các chất độc được giải phóng trong quá trình núi lửa phun trào ít ảnh hưởng đến cơ thể bạn nhất. Nếu bạn đang đi bộ trên một địa hình núi lửa gồ ghề, dễ đứt gãy như Erta Ale ở Ethiopia, hãy mặc quần bảo hộ, giày đi bộ đường dài và găng tay da.
Còn nếu đến tham quan một ngọn núi lửa đang hoạt động, ví dụ như Yasur trên đảo Tanna, quốc gia Vanuatu thì nên đội thêm mũ bảo hiểm và đeo kính bảo hộ.
Bước thứ hai quan trọng không kém là hãy tìm hiểu thật kỹ về ngọn núi lửa mà bạn định tham quan, khám phá. Chẳng hạn như núi lửa đó thuộc loại nào trong 6 loại phun trào, thậm chí, hãy luôn ghi nhớ nguyên tắc “không có ngọn núi lửa nào giống nhau ngay cả khi chúng được xếp cùng một loại”.
Hãy tìm hiểu các bản bồ chỉ đường hoặc đường mòn lên đỉnh núi để xem liệu có các lối thoát hiểm hay không, dịch vụ khẩn cấp và tìm kiếm cứu nạn ở địa phương như thế nào.
Một lưu ý nhỏ nhưng rất hữu ích là trong trường hợp có nhiều khí độc phun ra từ núi lửa, mà bạn không có mặt nạ phòng độc, hãy buộc một miếng vải ướt lên mũi, đế tránh hít phải khí độc gây ngạt thở.
Và điều cuối cùng nhưng quan trọng nhất, đó là hãy đi cùng với một hướng dẫn viên chuyên nghiệp. Dù rằng những hướng dẫn viên giỏi nhất cũng không thể đảm bảo an toàn cho bạn 100%, nhưng chắc chắn họ có thể giúp giảm thiểu nguy cơ và tối đa hóa trải nghiệm của bạn về núi lửa. Hãy đồng hành cùng một hướng dẫn viên du lịch được cấp chứng chỉ hành nghề, có kinh nghiệm, am hiểu về núi lửa và có những kỹ năng ứng phó với những tình huống khẩn cấp. Một hướng dẫn viên như vậy sẽ chỉ cho bạn những giới hạn khi tiếp cận núi lửa, những rủi ro tiềm ẩn và chỉ dẫn các quy tắc sinh tồn.
Nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, chuyến trải nghiệm du lịch núi lửa của bạn sẽ hoàn hảo
Việc chiêm ngưỡng dung nham núi lửa phun trào với những tiếng nổ lớn giữa không trung và một loạt vũ điệu của lửa và tro thật sự là một trải nghiệm tuyệt vời. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng không có một quy chuẩn về khoảng cách an toàn cụ thể đối với bất cứ sự phun trào dung nham nào. Do vậy, nếu nhận thấy có nguy hiểm rình rập, hãy tìm một gò đất hoặc một tảng đá lớn để trú ẩn và che đầu bằng chiếc balo mang theo rồi chờ lực lượng cứu hộ tới.
Dù con đường chinh phục khó khăn và nhiều rủi ro rình rập, nhưng chuyến du lịch núi lửa của bạn sẽ là một trải nghiệm tuyệt vời. Hãy tìm hiểu các nguyên tắc an toàn và tận hưởng hành trình khám phá "độc nhất vô nhị" này.
Anh Vũ (tổng hợp)
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...