Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có trên 19 dân tộc cùng sinh sống (chủ yếu là các dân tộc thiểu số như: Mông, Tày, Nùng, Pà Thẻn, Dao, Lô Lô...); mỗi dân tộc mang một nét văn hóa và truyền thống đặc trưng… Điều đó đã tạo điều kiện cho Hà Giang hình thành nên những làng văn hóa du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
Hà Giang có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên nhiều vùng miền mang đặc trưng của các tiểu vùng khí hậu với nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như Chè Shan và thịt Bò Vàng vùng cao, Dê Núi Đá, Rượu Ngô men lá, Gạo đặc sản Già Dui huyện Xín Mần, lúa nếp đặc sản Khẩu Mang huyện Đồng Văn, hồng không hạt huyện Quản Bạ và Yên Minh…Ngoài ra, cũng do địa hình cắt mạnh đã hình thành nên các phương thức canh tác độc đáo của đồng bào các dân tộc là những điểm “nhấn” thu hút khách du lịch trong những năm qua.
Hiện nay, loại hình du lịch cộng đồng đã được hình thành và phát triển ở một số nước trên thế giới và một số tỉnh trong nước như Lâm Đồng, Lào Cai, các tỉnh miền núi phía Bắc… Việc tham gia của du khách cùng với người dân địa phương trong việc tiếp cận, khám phá bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số và cùng người dân địa phương tham gia làm đất, gieo trồng, chăm sóc, thu hái và chế biến các sản phẩm nông nghiệp mang tính đặc thù của địa phương hiện đang trở thành trào lưu thu hút đối với khách du lịch. Đây là một loại hình du lịch được đánh giá là dễ khai thác và mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội.
Với những nét văn hóa đặc sắc và các làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang như: Hát Then, hát Cọi của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; lễ hội Nhảy Lửa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn ở huyện Quang Bình; trồng lanh dệt vải của đồng bào dân tộc Mông ở huyện Quản Bạ; nghề trạm bạc và làm khèn Mông của đồng bào dân tộc Mông tại 4 huyện cao nguyên đá (gồm Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ); lễ hội Chợ tình Khâu Vai huyện Mèo Vạc… là một trong những loại hình du lịch có sức hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Chính vì vậy, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đề ra các chính sách bảo tồn và khuyến khích phát triển các nét văn hóa đặc sắc và các làng nghề truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn của tỉnh.
Việc phát triển các loại hình du lịch cộng đồng tại vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, không những giúp Hà Giang bảo tồn các nét văn hóa và các làng nghề truyền thống của đồng bào mà loại hình du lịch này còn góp phần nâng cao thu nhập cho người dân khi bán vé cho du khách thưởng thức các lễ hội truyền thống và các sản phẩm làng nghề cho khách du lịch. Đây cũng là nền tảng quan trọng góp phần thúc đẩy quá trình xóa đói giảm nghèo tại vùng đồng bào các dân tộc. Bên cạnh đó, khi tham gia cùng với du khách trong quá trình tham quan, du lịch tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng sẽ góp phần nâng cao dân trí cho đồng bào trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo tiền đề thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới tại vùng đồng bào các dân tộc của Hà Giang.
Ngoài ra, với những phương thức canh tác độc đáo trong nông nghiệp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Giang như: Canh tác trên đá, thổ canh trên các hốc đá của đồng bào tại 4 huyện cao nguyên đá; canh tác trên các thửa ruộng bậc thang của đồng bào các dân tộc thiểu số tại 2 huyện vùng cao phía tây là Hoàng Su Phì và Xín Mần; trồng ngô để nấu rượu ngô men lá của đồng bào dân tộc Mông; sử dụng hạt của cây hoa Tam giác mạch để chế ra loại rượu đặc sản chỉ có ở vùng cao nguyên đá; nuôi ong khai thác mật hoa bạc hà trong tự nhiên; thu hái, chế biến bằng thủ công và thưởng thức chè Shan tuyết tại 2 huyện vùng cao phía Tây… là những đặc điểm độc đáo trong nông nghiệp chỉ có ở các huyện vùng cao của Hà Giang. Đây cũng là những truyền thống canh tác độc đáo của đồng bào các dân tộc tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng có sức lôi cuốn đối với khách du lịch.
Từ những đặc điểm tự nhiên, phương thức canh tác độc đáo cùng với sự đa dạng về văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số… đã tạo cho Hà Giang cơ hội lớn trong phát triển các loại hình du lịch cộng đồng. Trong những năm qua, loại hình du lịch cộng đồng tại các địa phương của Hà Giang đã được hình thành và phát triển thông qua các loại hình du lịch trải nghiệm, khám phá tại các làng văn hóa du lịch cộng đồng. Tuy nhiên, phần lớn du khách đến đây chỉ mới dừng lại ở mức độ lưu trú, tham quan, ngắm cảnh và chụp ảnh mà chưa có nhiều trải nghiệm với các hoạt động trong đời sống của người dân địa phương.
Để tạo nguồn sinh kế, giúp người dân nâng cao thu nhập từ những làng văn hóa du lịch cộng đồng, đồng thời hướng đến loại hình "du lịch xanh”, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số… thì Hà Giang cần phải có một chiến lược xây dựng và phát triển loại hình du lịch này một cách hiệu quả và bền vững.
Bà Triệu Thị Tình, Phó Giám đốc Sở Văn hóa thể thao và Du lịch Hà Giang cho biết: Trong những năm qua, thông qua các tour du lịch trải nghiệm và khám phá các làng du lịch cộng đồng, ngành du lịch của Hà Giang đã và đang tiếp cận, phát triển loại hình du lịch này. Tuy nhiên, tiềm năng của loại hình du lịch này đang cần được khơi dậy bằng các giải pháp đồng bộ của các cấp, các ngành liên quan trong việc xây dựng thương hiệu đối với sản phẩm của các làng nghề truyền thống, khôi phục các lễ hội nông nghiệp truyền thống; phát triển các làng nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng; tăng cường các hoạt động trải nghiệm 3 cùng của du khách với người dân địa phương như cùng ăn, cùng ở, cùng tham gia trải nghiệm trong các làng nghề truyền thống; tập huấn cho người dân về kỹ năng chế biến thực phẩm an toàn, kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Anh, kỹ năng giao tiếp với khách nước ngoài… Để du khách có một chuyến du lịch trải nghiệm hiệu quả, ý nghĩa, khám phá đầy đủ vẻ đẹp về mảnh đất và con người của Hà Giang….
Phạm Văn Phú, cpv.org.vn
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ tình Phong lưu Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 25/4...
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 25/4 đến...
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du...
Mặc cho giá rét kèm theo những cơn mưa phùn của Cao nguyên đá Đồng Văn, những ngày nghỉ lễ, hàng ngàn khách...
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để giữ vững vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn trong bối cảnh...
Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách...
Bắt đầu từ ngày 23/11, Hà Giang mở cửa đón khách du lịch đến tất cả các khu, điểm du lịch, làng du lịch trên...
Tháng 11 vẫn được nhiều người biết với mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Dịch Covid 19 lại đang có những tác...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát...
Thống kê 9 tháng năm 2021, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 678.268 lượt người với tổng thu từ khách du...
Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trước đó 6 tháng đến Hà Giang phải tự theo dõi sức...