Những ngôi nhà sàn lợp đá đen chính là nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Thái ở Mường Lay
Từ trên Quốc lộ 12 nhìn xuống, thị xã Mường Lay nằm gọn trong tầm mắt, với những mái nhà sàn san sát nối tiếp. Ngoài sự điểm xuyết của một vài mái tôn đỏ, là một màu nâu đen cổ kính của những mái nhà lợp bằng đá đen, một loại đá đặc trưng rất dễ gặp tại các khu vực ven sông Đà.
Dựng lên những mái nhà như vậy cần sự tính toán kỹ lưỡng và hết sức cầu kỳ. Những phiến đá trước khi sử dụng để lợp mái sẽ được cắt thành hình vuông, theo một kích thước nhất định, thường là 20x20cm, hoặc 30x30cm. Hai đỉnh hình vuông chéo nhau phải cắt đi để có thể ghép mí lên nhau, một đỉnh được đục lỗ nhỏ. Khi lợp, người ta sẽ xuyên thép qua lỗ rồi buộc vào xà. Cần tính toán về độ dốc, 2 viên kế nhau cũng phải sắp xếp sao cho chỉ dính mí một chút, vừa đủ đảm bảo diện tích, tính thẩm mỹ, lại không tạo khe hở để tránh mưa, nắng có thể xuyên vào trong nhà.
Sự độc đáo ở đây được thể hiện thông qua cách xếp đá chéo, so le nhau như hình vảy cá, một loài vật đặc trưng và hiện diện trong mọi sinh hoạt đời sống của người dân khu vực. Ngoài việc tính toán kỹ lưỡng để tránh các yếu tố về thời tiết và tạo tính thẩm mỹ, xếp đá như vậy cũng bắt nguồn từ cuộc sống gắn liền với sông nước của họ. Theo ý nghĩa tâm linh, nó còn tượng trưng cho vị thần cá, che chở và mang lại sự no ấm. Qua nhiều đời, cách lợp mái này vẫn được người dân nơi đây gìn giữ và gần như trở thành nét văn hóa đặc trưng khác biệt với các vùng miền khác.
Là người gốc Mường Lay, sống gắn bó với mảnh đất này từ lúc sinh ra cho tới nay đã ngoài 70 tuổi, ông Khoàng Văn Chiến, bản Quan Chiên, phường Na Lay có nhiều câu chuyện liên quan đến đá đen để kể. Ông không biết chính xác việc sử dụng đá đen để lợp mái nhà có từ bao giờ, chỉ nhớ sinh ra đã thấy vậy.
Đã từng nhiều lần theo chân cha đi đào đá, nên ông Chiến hiểu rõ cái cơ cực của nghề này. Theo lời kể của ông thì làm đá sợ nhất là trời mưa. Bởi, chỉ cần vài hạt mưa là có thể khiến hàng chục khối đất đá trôi xuống hố đang đào, hoặc làm sập hố, hết sức nguy hiểm. Cũng bởi vậy, để khai thác được một vỉa đá, có khi phải mất đến vài tháng và phải tích lũy hàng tháng, thậm chí cả năm mới đủ lượng đá để lợp một mái nhà.
Ngày nay, người ta đã không còn phải tự tìm đá nữa, nên những câu chuyện về người người tìm đá, nhà nhà lợp mái đá như ông Chiến kể chỉ còn trong quá khứ. Song, việc sử dụng đá đen để lợp mái nhà vẫn còn phổ biến ở Mường Lay. Đá đen không chỉ được người Thái ở Mường Lay sử dụng lợp mái nhà, mà chúng ta có thể thấy nó hiện diện ngày một nhiều trong các công trình lớn như một cách trang trí độc đáo, mang dấu ấn rất riêng.
Vũ Lợi/ baodantoc.com.vn
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...