Chuối được hun trên gác bếp
Tháng Bảy, mùa Vu Lan không chỉ là dịp để những người con thể hiện tấm lòng thơm thảo đến đấng sinh thành của mình mà còn để tôn vinh những nét đẹp văn hóa truyền thống của Việt Nam. Khác với những dân tộc khác là ngồi thiền trà, ăn chay thì dân tộc Tày lại làm những mẻ bánh chuối thơm ngon dâng cúng Tổ tiên để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với những bậc sinh thành và cầu nguyện những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Để làm bánh chuối, sức hấp dẫn được thể hiện qua những bàn tay khéo léo của các bà, các mẹ. Làm một mẻ bánh thơm ngon, giữ được hương vị nguyên vẹn của chuối mà sao cho kịp Rằm tháng Bảy, người Tày phải chuẩn bị trước vài tháng.
Bánh chuối thành hàng hóa
Làm bánh chuối phải chọn chuối Tây, chuối chín đem bóc vỏ rồi phơi khô, ở những nơi khác thì đem phơi nắng còn người Tày ba Phương lại tận dụng gác bếp để làm khô chuối. Công đoạn này rất quan trọng quyết định mẻ bánh ngon hay không, bếp lửa phải hun đều thường xuyên thì chuối mới khô và không bị mốc.
Gần ngày Rằm tháng Bảy (khoảng từ 12 âm lịch) mọi nhà sẽ cùng làm bánh, cả bản Tày thơm nức mùi chuối. Từ nguyên liệu rất gần gũi, khi làm bánh phải chuẩn bị lá chuối để gói bánh và gạo nếp ngon.
Công đoạn chế biến không mấy cầu kỳ, chuối khô được đem rửa sạch, nấu nhừ. Gạo nếp vò sạch để ráo nước rồi xay mịn. Sau đó, đem chuối và bột trộn với nhau, cho vào cối giã nhuyễn tạo thành thứ bột màu vàng sẫm và bóng. Bột bánh sau khi giã chia nhỏ thành các phần đều nhau, nặn tròn bằng nắm tay rồi gói bằng lá chuối khô, xếp bánh vào chõ hấp khoảng 1 giờ là chín.
Ở các địa phương khác sẽ cho nhân đỗ xanh hoặc lạc, vừng để thêm hương vị, nhưng từ bao đời nay, người Tày ba Phương vẫn giữ nguyên vẹn vị bánh chuối truyền thống ngày xưa các cụ truyền lại.
Bánh chuối ba Phương không giống bất kỳ loại bánh nào, dễ ăn, vừa ngon, vừa lạ, vị chua chua, ngọt ngọt của chuối và mùi thơm hấp dẫn du khách gần xa. Hiện nay, bánh chuối được bán ở các phiên chợ hàng tuần, nhưng phong tục làm bánh chuối cúng Rằm tháng Bảy có ý nghĩa rất thiêng liêng gắn với giá trị tinh thần của người Tày ba Phương, sản phẩm này trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người dân nơi đây.
Theo Báo Hà Giang
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ tình Phong lưu Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 25/4...
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 25/4 đến...
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du...
Mặc cho giá rét kèm theo những cơn mưa phùn của Cao nguyên đá Đồng Văn, những ngày nghỉ lễ, hàng ngàn khách...
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để giữ vững vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn trong bối cảnh...
Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách...
Bắt đầu từ ngày 23/11, Hà Giang mở cửa đón khách du lịch đến tất cả các khu, điểm du lịch, làng du lịch trên...
Tháng 11 vẫn được nhiều người biết với mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Dịch Covid 19 lại đang có những tác...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát...
Thống kê 9 tháng năm 2021, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 678.268 lượt người với tổng thu từ khách du...
Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trước đó 6 tháng đến Hà Giang phải tự theo dõi sức...