Từ xa xưa, bà con dân tộc Ê-đê ở huyện Krông Năng đã coi trọng nguồn nước, coi bến nước là gốc rễ của sự sinh tử. Bến nước lớn nhất của huyện, theo truyền thuyết, là do nàng H'Năng tìm thấy sau 7 mùa trăng miệt mài. Tên của sông Krông H'Năng bây giờ được đặt theo tên nàng, để ghi nhớ công ơn người con gái đã nỗ lực vì buôn làng mà chết gục bên bến nước mình vừa tìm thấy.
Ở Buôn Wiâo A, bến nước luôn được gìn giữ cẩn thận, với không gian nhiều cây xanh, nguồn nước luôn trong vắt.
Để tạ ơn Yàng vì một năm may gặp, ông Y Cho Mlô, chủ bến nước, đã chuẩn bị một con heo tạ.
Mâm đồ cúng gồm đại diện tất cả các phần của con heo: Đầu, mình, chân, đuôi, nội tạng, huyết. Kèm theo đó là 3 ché rượu cần (Kpiê ceh), 1 chiếc gùi (Bung), 1 con rựa (Kgă), những vật dụng thiết yếu nhất của văn minh nương rẫy Tây Nguyên.
Khi mặt trời đã lên cao, việc chuẩn bị mới hoàn tất. Già trẻ trai gái, trong những bộ trang phục cổ truyền đẹp nhất, cùng nhau ra bến nước của buôn.
Trước khi ra tới bến nước, bà con ghé Nhà sinh hoạt cộng đồng, chung tay dọn nhà, sân và lau chùi chiêng chạ (Cing), Trống (Gơr), bàn dài (Kpan) và một số dụng cụ để chuẩn bị cho nghi lễ. Để chắc chắn mọi thứ được chuẩn bị tốt, dàn chiêng sẽ được tấu lên và đoàn trai tân, gái son của buôn ra ngoài sân múa theo nhịp chiêng.
Tới bến nước, già làng Y Wơn Niê 7 đọc một bài cúng tạ ơn Yang. Sau khi kết thúc bài cúng sẽ lấy chén rượu pha máu heo, đi từng vòi nước để rót rượu vào với ý nghĩa xin Yang cung cấp cho buôn làng mùa mới nguồn nước sạch, chảy tuôn và dư dật.
Sau khi thực hiện nghi lễ, mọi người cùng nhấp môi chén rượu. Các cô gái trẻ sẽ hứng nước vào quả bầu và đem về buôn với ý nghĩa tượng trưng phân phát cho dân làng cùng hưởng lộc (Klei hơêc h’mhưi) Yàng ban.
Trong văn hóa truyền thống Ê-đê, cúng bến nước là một trong những nghi lễ quan trọng nhất. Trước hết là tạ ơn Yàng đã luôn bảo vệ mùa màng và bà con được một năm mưa thuận gió hòa với sức khỏe bình an. Tiếp đến là thể hiện tinh thần chia bùi sẻ ngọt, nhất trí đoàn kết làm ăn để có một cuộc sống ấm no và hạnh phúc hơn.
Theo VOV Tây Nguyên
Lễ hội Đêm trắng Ban Mê sẽ được tổ chức tại Đắk Lắk với sự tham gia của hoa hậu H’Hen Niê trong vai trò đại...
Sau một thời gian dài phải tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch bệnh, hiện tại, du lịch cộng đồng ở Đắk Lắk đã...
Sau thời gian tạm ngưng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, tối 14/5, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đắk Lắk, Sở Văn...
Sáng 22/4, tại TP. Buôn Ma Thuột, Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột tổ chức khai mạc Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt...
Ngày 1/5 tới đây, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk sẽ phối hợp với nhạc...
Sáng 19/4, Bảo tàng Đắk Lắk khai mạc trưng bày chuyên đề Hồn tre Tây Nguyên với nhiều hoạt động trải nghiệm...
Chiều 4/1, UBND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk có công văn số 01/TB-UBND về việc áp dụng một số biện...
Chiều 27/12, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức họp với các doanh nghiệp du lịch để trao...
Ngày 20/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk...
Sáng 15/12, tại thành phố Buôn Ma Thuột, UBND tỉnh Đắk Lắk và tổ chức Động vật Châu Á đã tổ chức lễ ký kết...
Sáng 21/4, nhằm ngày 10/3 âm lịch, tại Di tích lịch sử quốc gia Đình Lạc Giao, thành phố Buôn Ma Thuột, Sở...
Những bông hoa cà phê bung nở trắng xóa trên nương rẫy tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ vừa nên thơ, báo...