Mũi đá Hòn Dầu
Có giả thiết cho rằng sở dĩ đảo có tên gọi Hòn Dầu vì trên đảo có nhiều cây dầu mọc. Đây là một loại gỗ quý, mỗi mét khối trị giá gần chục triệu đồng. Trước đây có nhưng cây cao khoảng 15 m đường kính gốc cây cở 2 người ôm. Người dân Nam Du thường đến đây đốn cây dầu về đóng ghe hoặc dùng để cất nhà vì loại gỗ dầu rất tốt. Người dân còn lấy dầu trong thân cây Dầu để trộn với bột cây Chai tạo nên thứ dung dịch để trét ghe cho khỏi bị thấm nước. Cách lấy dầu là người ta đục một cái lỗ to bằng cái thúng ở gốc cây, sau đó dùng củi đốt nóng phần lỗ mới khoét. Để 2-3 ngày sau, nhựa cây bắt đầu chảy ra người ta múc lấy dầu để đem bán. Do cách khai thác mang tính triệt hạ như vậy cho nên đến nay số lượng cây dầu sống được trên đảo không còn nhiều. Chỉ còn một số cây được các hộ dân dưỡng lại trong vườn nhà.
Về điều kiện tự nhiên: Đảo Hòn Dầu có hình thon dài theo hướng Nam – Bắc. bốn phía đều có độ thoải, dốc không quá cao. Ở phía Nam có một mũi đá thấp. Khu vực này có cây Thiên Tuế mọc nhiều. Ở Mặt Đông Bắc có Bãi cát và bãi san hô rất đẹp. Kết quả thăm dò tài nguyên khoáng sản cho thấy trên đảo có vàng sa khoáng và bán quý. Trên đảo có giếng nước ngọt người dân có thể dùng thoải mái mà không sợ thiếu nước vào mùa khô. Các loài động vật trên đảo cũng đa dạng như: sóc lông đen, vàng, trắng, kỳ đà, trăn rắn... vùng biển quanh đảo có nhiều nhum, sò, ốc biển, cá các loại, nhiều nhất là cá mú và cá kẽm. Rừng nguyên sinh chiếm 95% diện tích. Trên đảo có nhiều cây dầu, thiên tuế, cây thanh trà, cây mai, lá cháy, cây viết, bình linh, kim cang...Điểm nổi bật nhất của hòn Dầu là những cây dừa cổ thụ thấp, thân nghiêng hẳn về phía biển, du khách có thể lên cây dừa để chụp hình hoặc nằm ngủ trưa duới bóng dừa mát rượi, gió biển vi vu. Quanh đảo có những bãi và thung lũng tương đối bằng phẳng, đất nâu hoai mục nên trồng trọt tương đối tốt, người dân trên đảo đã trồng được nhiều loại cây ăn trái, nhiều nhất là cây xoài, mỗi gia đình cũng được vài ha đất trồng trọt. Để tạo cảnh quan môi trường phát triển du lịch bền vững, nhiều hộ gia đình còn trồng thêm cây đước, vẹt vừa tránh sói lở, vừa tạo không gian xanh.
Những cây dầu cổ thụ trên đảo Hòn Dầu
Về điều kiện kinh tế xã hội: Người ra Hòn Dầu khai hoang và sinh sống sớm nhất là hộ gia đình ông Trịnh Văn Thống, ra đảo từ năm 1945, năm nay ông đã gần 90 tuổi. Sau đó rải rác từ năm 1950 đến nay đã có 13 hộ dân ra định cư trên đảo Hòn Dầu. Trên đảo các hộ gia đình sinh sống, quần tụ thành làng chài Bãi Nhà bình yên nhất ở Nam Du. Người dân sống bằng nghề làm biển, đánh bắt hải sản, đa số làm chủ ghe lưới bao, một số hộ làm dịch vụ du lịch. Cuộc sống trên đảo tương đối thuận lợi vì nước ngọt dồi dào, đất đai rộng bởi nhiều thung lũng. Không khí yên tĩnh, mát mẻ, nhiều cây xanh.
Hòn Dầu có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch: Hòn Dầu được bao phủ bởi một lớp áo xanh mướt của rừng nguyên sinh, nét quyến rũ đến từ những bãi cát vàng mịn trải dài cùng với những hàng dừa nghiêng mình soi bóng làn nước trong xanh. Trên đảo có một thánh thất Cao Đài rêu phong cổ kính. Hòn Dầu có một bãi đón bình minh và một bãi đón hoàng hôn. Phía trong của Hòn Dầu là bãi cát nông, du khách có thể tha hồ đắm mình trong dòng nước mát. Phía ngoài là những rạn san hô với đầy màu sắc cuốn hút. Bãi Nhà có những vườn dừa râm mát, du khách có thể chụp hình và phá cây dừa nghiêng huyền thoại của Nam Du hoặc nằm ngủ trưa dưới bóng mát của nó trong làn gió biển vi vu, thoải mái vô cùng.
Những năm gần đây lượng khách du lịch đến đây cắm trại khá đông. Họ vừa tắm biển vừa lặn ngắm san hô, hay bắt nhum, sò, ốc biển. Nước biển trong xanh bát ngát, màu xanh của cây cỏ và những rặn dừa đun đưa theo những con gió thực sự làm quyến rũ. Nếu đi một nhóm du khách có thể mang theo lều hoặc thuê lều trên đảo để cắm trại đêm. Mọi người nên cùng nhau mở một bữa tiệc vui vẻ với những món hải sản tươi ngon nơi đây như ghẹ hấp, mực nướng, sau đó nằm nghe tiếng sóng vỗ rì rào như lời ru ngọt ngào giữa biển khơi bao la, ngắm bầu trời trên cao có hàng ngàn tinh tú lấp lánh và bật lên một bản nhạc lãng mạn… Chắc chắn đó chính là những trải nghiệm tuyệt vời không thể nào quên!
Đảo Hòn Dầu nằm trong quần đảo Nam Du, được công nhận là Khu du lịch địa phương tại Quyết định số 2931/QĐ-UBND ngày 29/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Trong đó huyện Kiên Hải đang có quy hoạch định hướng trọng tâm phát triển khu du lịch sinh thái biển, nếu được đầu tư khai thác tốt Hòn Dầu sẽ là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn du khách.
Theo petrotimes.vn
Với mục tiêu xây dựng khu vực tham quan trở thành điểm đến văn minh, giảm thiểu rác thải nhựa, UBND thành phố...
Phú Quốc vừa có thêm một tổ hợp thể thao giải trí biển chính thức đi vào hoạt động phục vụ du khách bắt đầu...
Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay, nhiều điểm du lịch trên cả nước đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, giải...
Chào mừng ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, từ ngày 29/4 - 2/5 tới đây, tại khu du lịch nghỉ...
Chiều 8/4, tại TP Phú Quốc, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Đại sứ quán và Tổng lãnh sự Ấn Độ tại Việt Nam...
Sau gần 2 năm tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch Covid 19, khu du lịch Chùa Hang – Hòn Phụ Tử, một điểm...
Do kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19 nên từ đầu năm đến nay, du lịch tại quần đảo Nam Du (thuộc huyện Kiên...
Năm 2021, tỉnh Kiên Giang thu hút hơn 3,13 triệu lượt du khách (giảm 41,8% so với năm 2020); trong đó khách...
Sau gần hai năm “đóng băng” do dịch COVID-19, thành phố đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, đã thí điểm đón khách...
Ngày 20/11, Phú Quốc chính thức mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Đây là cơ hội để Kiên Giang phục hồi lại...
Kể từ khi mở cửa lại thị trường du lịch nội địa từ ngày 1/11, đến nay, lượng khách đến với tỉnh Kiên Giang...
Để phát triển du lịch, huyện Kiên Hải, Kiên Giang đang đẩy mạnh huy động, tập trung các nguồn lực đầu tư xây...