Làng nghề đan đát ấp Phước Quới, xã Phú Tân huyện Châu Thành, cách thành phố Sóc Trăng hơn 10km. Làng Phước Quới từ lâu nức tiếng với nghề đan đát tre nứa. Trong làng già trẻ, gái trai ai ai cũng tất bật với nghề đan thúng, rổ, rá, cần xé và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác… Bà con ở đây rất tự hào với nghề đan truyền thống vì đã cứu họ thoát nghèo, con cái học hành thành đạt. Với đôi bàn tay khéo léo, tinh tế của người dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm rất phong phú và đa dạng chủng loại như cái rổ, thúng, xà ngom, bội nhốt gà, xà neng, cần xé nhỏ,… và nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ khác như chiếc ghe ngo nhỏ, khay đựng trầu, rổ nhỏ… Bằng nguyên liệu chủ yếu là tre, trúc, từ bàn tay con người đã tạo nên những sản phẩm ngộ nghĩnh vừa sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày đến các vật trang trí làm quà cho du khách.
Làng nghề đan đát ấp Phước Quới, xã Phú Tân huyện Châu Thành, cách thành phố Sóc Trăng hơn 10km. (Ảnh: internet)
Đến với Phước Quới, ấn tượng nhất là những đống nan tre chẻ nhỏ chất đầy trước mỗi hiên nhà, trẻ em thay vì hiếu động chạy nhảy, nhưng chúng lại ngồi đan thúng, nia, sàn giúp cha mẹ kịp giao hàng vào ngày cuối tuần. Đa số các em ở đây xem đan đát là trò chơi làm ra chén cơm, manh áo, kiếm được tiền mua sách vở đi học, rảnh rỗi là các em lao vào đan đát. Nam thanh, nữ tú của làng, tối đến hẹn hò nhau cũng lấy cái cớ đan đát để gặp gỡ. Người già lấy đan đát để chuyện trò. Thành ra làng nghề Phước Quới lúc nào cũng rộn ràng tiếng chẻ tre, tiếng tanh tách của những lóng đan va vào nhau.
Trước đây bà con Phước Quới rất nghèo. Cả ấp có trên 430 hộ, hơn 2.000 khẩu với diện tích đất canh tác trên 200ha, đa số bà con sống dựa vào nông nghiệp là chính nhưng vẫn không đủ ăn. May tiền nhân đã tạo lập nghề đan đát và truyền lại cho con cháu, trong lúc túng quẫn, mọi người nhớ nghề và bắt đầu khôi phục lại nghề xưa làm những mặt hàng rổ, rá, nia, sàn, cần xé đem tiêu thụ khắp vùng, không ngờ được thị trường đón nhận, có khi làm không kịp giao hàng phải làm cả ngày đêm.
Làng Phước Quới từ lâu nức tiếng với nghề đan đát tre nứa. (Ảnh: internet)
Thấy nghề đan ở đây góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả, từ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương (trên 1 tỷ đồng), huyện đã đầu tư xây dựng trụ sở và thành lập làng nghề gồm các phòng: Hướng nghiệp, nhà xưởng, nhà trưng bày sản phẩm và máy chẻ nan tre… rồi Hợp tác xã làng nghề ra đời (năm 2006). Lúc đầu, Phước Quới chỉ có vài chục hộ làm nghề đan đát thì nay đã có vài trăm hộ đa số là thành viên Hợp tác xã làng nghề, mỗi lao động có thu nhập từ 1,5 - 2 triệu đồng/tháng. Các xã viên được vay vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo và góp vốn cho nhau mượn xoay vòng không tính lãi để mua thêm nguyên liệu, máy móc tăng năng suất lao động. Đến nay, các xã viên đều thoát nghèo, nhà cửa được ngói hóa, đường làng được bê tông, ngõ xóm sạch đẹp.
Người dân ấp Phước Quới luôn không ngừng học tập nâng cao tay nghề và sáng tạo nhiều mẫu mã đẹp mới lạ vừa phát huy nghề truyền thống của ông cha, vừa góp phần phục vụ khách hàng, góp thêm thu nhập cho gia đình. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng đầu tư kinh phí xây dựng mở rộng cơ sở, có phòng thực hành, nhà kho, nhà trưng bày, cổng rào, đồng thời thành lập hợp tác xã (HTX) làng nghề vào năm 2006 với 126 hộ thành viên đều là người Khmer, vốn gắn bó lâu đời với nghề đan đát. Hợp tác xã đang phát huy hiệu quả cao giúp làng nghề Phú Tân cất cánh. Hiện nay, làng nghề Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đang xây dựng kế hoạch phát triển các sản phẩm mỹ nghệ của làng phục vụ du khách về tham quan, mua hàng lưu niệm.
Với đôi bàn tay khéo léo, tinh tế của người dân nơi đây đã tạo ra những sản phẩm rất phong phú và đa dạng chủng loại. (Ảnh: internet)
Phước Quới đã rộn ràng với nghề đan đát xuyên suốt từ hàng thế kỷ nay, bà con trong phum sóc vẫn tiếp tục theo nghề để thế hệ con cháu nuôi dưỡng những ước mơ vươn tới tương lai.
Theo thegioidisan.vn
Các hoạt động dịch vụ du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi dịch Covid-19 bùng phát và lây lan trên địa bàn...
Những năm gần đây, du lịch Sóc Trăng đã có những chuyển biến tích cực, khởi sắc. Sản phẩm dịch vụ du lịch...
Càng cận Tết, các nhà vườn càng khẩn trương chăm chút cho các loại hoa, chậu kiểng sao cho đẹp, bắt mắt để...
Từ lâu, bánh pía đã trở thành món bánh đặc sản nổi tiếng ở Sóc Trăng và được nhiều người dân khắp cả nước yêu...
Vài năm gần đây, ở Sóc Trăng xuất hiện những món mắm "có một không hai" khiến thực khách ăn một lần là nhớ...
Triều cường dâng cao làm 15 đoạn đê, bờ bao, đường nông thôn bị vỡ và hơn 1.500 m bờ bao và tuyến lộ bị tràn,...
Chiều ngày 12/8, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Thanh tra Sở thông tin...
Chiều nay (6/8) Bác sĩ Trần Văn Khải, Phó Giám đốc sở Y tế tỉnh Sóc Trăng cho biết, 140 người từ nước ngoài...
Tại tỉnh Sóc Trăng, tình trạng sạt lở bờ sông đang xảy ra ngày càng nghiêm trọng với tần suất ngày càng...
Sáng nay (12/7), hàng trăm người hiếu kỳ đã đến chùa Bốn Mặt (Preah Buone Preah Phek) thuộc xã Phú Tân, huyện...
Từ khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, đã có không ít những hành động, câu chuyện nhân văn về sự sẻ chia với những...
Trao đổi với phóng viên Đài TNVN vào chiều nay (3/3), Đại tá Nguyễn Xuân Cường, Chủ nhiệm Chính trị, Trường...