Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, hàng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao thừa Táo Quân mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc coi sóc bếp lửa của mình.
Trong ngày này mọi gia đình thường làm cơm cúng tiễn đưa Ông táo về trời. Phong tục này bắt nguồn từ những câu truyện cổ được lưu truyền trong dân gian từ đời này qua khác.
Để góp phần gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, các phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi dịp Tết đến xuân về, ngày 23 tháng Chạp năm Kỷ Hợi, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức tái hiện nghi lễ cúng tiễn ông Công, ông Táo về trời theo đúng nghi lễ cổ truyền.
Đoàn rước hành lễ tại khu vực thềm điện Kính Thiên trước khi thực hành lễ phất thức (nghi lễ đóng ấn) như hình thức kết thúc năm làm việc.
Đoàn lễ rước qua cổng hành cung phía tây …
...thực hiện nghi lễ thả cá chép tiễn ông Công, ông Táo về trời. Đoàn lễ thả cá tại dòng sông cổ ở khu vực khảo cổ 18 Hoàng Diệu.
Sau khi thả cá chép, đoàn rước trở về khu vực sân Đoan Môn để làm lễ và thực hành nghi thức dựng cây nêu. Từ xa xưa tục dựng cây Nêu được duy trì trong dân gian với nhiều hình thức và ý nghĩa tốt đẹp. Cây Nêu ngày Tết được được dựng lên ở trước cửa nhà là để trừ ma quỷ, cũng là báo hiệu Tết đến xuân về; với mong ước một mùa xuân tươi vui, một năm mới an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Cây Nêu được dùng là loại tre cao, to và khoẻ. Nêu được dựng trước cổng Hoàng thành Thăng Long. Trước khi dựng nêu phải lập đàn tế trời đất sau phần lục cúng, ngũ bái dâng lễ vật mới tiến hành động thổ và dựng Nêu. Cây Nêu được chặt sạch các cành lá chỉ để lại trên ngọn có nhánh lá. Trên ngọn cây treo một lá phướn dài, những chiếc khánh đất, chuông gió để những vật đó va đập nhau kêu leng keng trong gió. Khách tham quan hào hứng gắn những chiếc khánh đất nung lên cây Nêu với mong ước yên vui, hạnh phúc. Cây Nêu đang từ từ được dựng lên. Từng làn gió mùa Xuân làm những chiếc khánh khẽ chạm vào nhau tạo những âm thanh đặc biệt…Trong những ngày đầu xuân, nhân dân và du khách đến Hoàng thành Thăng Long cũng sẽ được thưởng thức nhiều hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc khác như: lễ dâng hương tưởng nhớ các bậc tiên đế; biểu diễn múa rối nước tạo không khí vui tươi, ấm áp, giàu bản sắc văn hóa của mùa xuân mới.
Hà Phương - Hạnh Lê/ VOV.VN
Hôm nay, ngày 10/11/2024, Cuộc thi Giải toán trên máy tính cầm tay Lần thứ Nhất năm 2024 chính thức được phát...
Sáng ngày 6/7 tại Cần Thơ, Sở Văn hóa, Thể Thao và Du Lịch thành phố Cần Thơ phối hợp với Liên Đoàn Cờ Việt...
Ngày 6/11/2023, tại Hà Nội diễn ra Lễ ký kết giữa Liên đoàn Cờ Việt Nam với Công ty Cổ phần MasterTran- nhãn...
Nằm cách trung tâm thủ đô Seoul của Hàn Quốc khoảng 35 phút đi tàu điện ngầm, công viên Seoul Land nằm ở...
Trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc 2023, tối 18/3, đêm trao giải Cuộc thi Tiếng hát Người làm báo mở rộng năm...
Trải qua 4 tháng với nhiều vòng tuyển chọn, 18 tiết mục đặc sắc nhất đến từ 25 giọng ca chính thức tranh tài...
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Thời điểm cuối tháng 2, sắc trắng tinh khôi của hoa sưa trở thành điểm nhấn phố phường Hà Nội.
Ngày 12/2 và 19/2 vừa qua, sự kiện HBDC Konnect thuộc mùa giải High School Best Dance Crew 2023 đã diễn ra...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Theo Thông tư 02/2023/TT-BYT sửa đổi Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm...
Trận động đất kinh hoàng xảy ra vào rạng sáng 6/2 (giờ địa phương) tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khiến hơn 11.000...