Vườn được xây dựng từ năm 1837, dưới thời vua Minh Mạng, được nâng cấp, bổ sung và trùng tu nhiều lần dưới thời các vua Thiệu Trị và Tự Đức. Tên chữ Cơ Hạ được lấy từ chữ Vạn cơ thanh hạ (tức là “sự thanh nhàn trong muôn vàn cơ sự”). Vì không muốn xây dựng vườn ở xa để tránh tốn kém và cũng tiện qua lại từ chốn nội cung, nên nhà vua đã cho xây ngay trong Đại Nội Huế.
Tổng thể vườn Cơ Hạ nhìn từ trên cao. Ảnh: khamphahue
Vườn Cơ Hạ tọa lạc ở góc đông bắc, rộng gần 5 mẫu (2,3ha), trước giáp phủ Nội vụ, sau giáp Hậu Hồ, hai mặt đông tây giáp tường Hoàng thành và Tử cấm thành. Theo sử liệu triều Nguyễn ghi lại: Đầu thế kỷ 19, đây là Cơ Hạ đường dành cho các Hoàng tử học tập, vui chơi. Năm 1837, vua Minh Mạng mới cho nâng cấp lên thành một khu vườn ngự uyển, nhưng vườn chỉ thực sự nổi tiếng dưới thời vua Thiệu Trị (1841-1847), khi nhà vua cho xây thêm nhiều đình, viện, đài, tạ, mà đặc biệt là dải trường lang hình chữ khẩu chạy vòng quanh các công trình chính, gọi là Tứ Phương Ninh Mật Hồi Lang.
Cơ Hạ Viên nhìn từ hướng Bắc. Ảnh: vntrip
Vườn Cơ Hạ mang phong cách riêng, hoàn toàn khác biệt với 4 khu vườn còn lại trong cung. Bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ kết hợp với hệ thống cung điện liên hoàn. Giữa các công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên có sự hài hòa, cân đối nhau tạo nên sự hài hòa nên thơ.
Sau những biến động lịch sử liên miên của kinh đô Huế từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ XX, triều Nguyễn đã cho triệt giải dần các công trình kiến trúc chính và phụ vì không có đủ điều kiện chăm sóc. Kể từ đó, Cơ Hạ lộng lẫy, đồ sộ mà nên thơ ngày nào đã dần trôi vào quên lãng và hư hỏng gần hết.
Cổng vườn Cơ Hạ. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Với quyết tâm hồi sinh vườn Cơ Hạ, tạo điểm nhấn đặc biệt trong khu vực Đại Nội trong dịp Festival Huế, đầu năm 2012, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế mạnh dạn đầu tư để làm sống lại không gian khu vườn cổ.
Vườn Cơ Hạ trong một triển lãm cây cảnh.Ảnh: khamphahue
Tại nền móng cũ, Trung tâm đã đầu tư, dựng 3 ngôi nhà rường truyền thống theo hình ảnh để lại của các công trình xưa, cùng với cầu Kim Nghê được dựng lại bằng tre nứa buộc lạt mây. Động Phước Duyên, núi Thọ An được sửa sang, bên cạnh Minh Hồ, sông Trại Vũ được nạo vét, trồng hoa sen, hoa súng và thả cá chép vàng. Phần vườn còn lại được quy hoạch và trang trí bằng các thảm cỏ, thảm hoa và hàng trăm cây cảnh quý của các nghệ nhân hàng đầu xứ Huế…
Cả một không gian xanh mát của vườn Cơ Hạ. Ảnh: Nguyễn Phúc Bảo Minh
Theo Petrotimes
Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV |
Quần thể Di tích Cố đô Huế tập hợp các công trình kiến trúc đồ sộ, nằm rải rác trên địa bàn rộng với nhiều...
Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế vừa thông qua Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án “Tu bổ, tôn...
Tỉnh Thừa Thiên Huế miễn phí tham quan đối với công dân Việt Nam khi tham quan các điểm di tích thuộc Quần...
Trong 2 ngày 26 và 27/7, Chương trình Trại hè Việt Nam 2022 tổ chức một số hoạt động tại thành phố Huế, tỉnh...
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên Huế có...
Ngành Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế vừa hợp tác, xúc tiến khai thác thị trường khách Thái Lan đến Huế bằng...
Tối 30/6 tại Cồn Dã Viên, đêm gala giã bạn “Chào Huế!" khép lại tuần lễ trọng điểm Festival Huế 2022 - “Di...
Tuần lễ Festival Huế 2022 chủ đề "Di sản văn hoá với hội nhập và phát triển" đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong...
Tối ngày 27/6, trong không gian di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chăm Phú Diên, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên...
Tuần lễ Festival Huế 2022 diễn ra từ 25 đến 30/6 đang mang đến cho cộng đồng, du khách những trải nghiệm thú...
Nằm trong chuỗi sự kiện của Tuần lễ Festival Huế 2022, tối 23/6, tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế,...
Festival Huế 2022 được tổ chức với nhiều chương trình, hoạt động mang tầm quốc gia, quốc tế, dự kiến thu hút...