Lịch sử thành cổ
Theo các tài liệu, thư tịch cổ, thành Kèn là ngôi thành có niên đại lâu đời nhất ở Nam Bộ còn lại cho đến nay. Đây là một công trình kiến trúc quân sự đặc sắc, nơi ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong thời kỳ chúa Nguyễn cũng như giai đoạn chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ sau này.
Ngược dòng lịch sử vào thế kỷ 14 - 15, Thành Kèn Biên Hòa có tên gọi là Thành Cựu. Thành được đắp bằng đất lần đầu tiên vào năm Gia Long thứ 15 (1816). Chu vi dài 280 trượng (1,187,2 m), cao 4 thước ba tấc (1m 996), dày 1 trượng (4m24). Hào rộng 2 trượng (8m48), sâu 6 thước (2m544).
Đến năm Minh Mạng thứ 18 (năm 1837), thành Cựu được xây lại bằng đá ong và đổi tên là thành Biên Hòa. Khi thực dân Pháp chiếm Nam Bộ, thành Biên Hòa là nơi phòng thủ của quan, quân nhà Nguyễn. Sau khi chiếm được thành, thực dân Pháp cho xây dựng lại, thu gọn chỉ còn 1/8 tổng diện tích cũ và đặt tên là thành Soldat (người dân gọi là thành Xăng Đá theo phiên âm).
Cái tên thành Kèn là do người dân sinh sống trong khu vực thành đặt, xuất phát từ việc mỗi sáng sớm, lính Pháp lại thổi kèn hơi để báo thức. Âm thanh của kèn vang vọng khắp vùng nên dân địa phương gọi tên là thành Kèn.
Sau khi chiếm đóng thành Biên Hòa, ngoài việc thu hẹp diện tích, người Pháp còn xây dựng thêm nhiều công trình bên trong như: Khu biệt thự, nhà thương, doanh trại và phố xá... Lúc này, thành được quy hoạch gần vuông theo lối Vauban như một trại lính cao cấp, “bất khả xâm phạm” dành cho quân đội Pháp. Đến thời kỳ Mỹ - ngụy, thành Biên Hòa vẫn được sử dụng vào mục đích quân sự.
Năm 2001, do nhu cầu mở đường nội ô của thành phố Biên Hòa, một số hạng mục như lô cốt, vòng thành bị đập bỏ. Mặc dù diện tích của thành Biên Hòa hiện nay đã bị thu hẹp, một số hạng mục bị phá vỡ so với quy hoạch ban đầu, nhưng vẫn bảo lưu được yếu tố gốc cần thiết.
Thành cổ Biên Hòa hôm nay
Không chỉ là một công trình quân sự quan trọng, thành cổ Biên Hòa còn là nơi lưu giữ các tầng văn hóa có niên đại lâu đời. Theo PGS.TS Phạm Đức Mạnh, nguyên giảng viên cao cấp khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, dự án khảo sát địa tầng nằm dưới thành cổ Biên Hòa do nhà trường phối hợp với Ban Quản lý Di tích - Danh thắng Đồng Nai đã thu thập 3.277 tiêu bản có giá trị ở bên trong và ven thành.
Số hiện vật là đồ gia dụng chiếm đến 98%, thuộc các thời kỳ lịch sử và nguồn cội văn hóa khác nhau như thời Cổ sử, thời Trung - cận đại và giai đoạn văn hóa Óc Eo. Những tiêu bản này chính là “bằng chứng sử đất” xác thực truyền thống cư trú và văn hóa lâu đời ở vùng đất Biên Hòa trước cả thời kỳ vua Gia Long, Minh Mạng xây thành Biên Hòa để trấn thủ.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử cùng những tác động bên ngoài, đã có thời gian thành cổ Biên Hòa lâm vào tình trạng xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, với mục đích bảo tồn, phát huy giá trị di tích trong đời sống hiện đại, tỉnh Đồng Nai đã triển khai gấp rút các biện pháp tu bổ, tôn tạo thành.
Năm 2014, thành cổ Biên Hòa được trùng tu, tôn tạo các hạng mục: Khu nhà cổ phía Tây và phía Đông, các đoạn tường thành, tháp canh; xây mới sân lễ, hệ thống nhà vệ sinh, khu vực giữ xe; đầu tư cho hệ thống trưng bày hiện vật... với tổng kinh phí 41,4 tỷ đồng.
Nhằm mang đến cho công chúng cái nhìn đầy đủ nhất về lịch sử thành cổ Biên Hòa, ông Lê Kim Bằng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đồng Nai cho biết, trong năm 2019, tỉnh sẽ tiếp tục cấp kinh phí cho công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật liên quan đến di tích để nơi đây trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, là điểm tham quan, nghiên cứu và du khảo “về nguồn”, góp phần quan trọng trong sự phát triển du lịch của tỉnh Đồng Nai.
Thúy An/ dulich.petrotimes.vn
Tuyến cao tốc Bắc - Nam hoàn thành sẽ kết nối các vùng kinh tế trọng điểm với các cảng biển, cảng hàng không...
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ra công văn khuyến cáo người dân không ra khỏi nhà nếu không cần thiết và thực hiện...
Đúng 12h trưa nay (ngày 3/8), cảnh sát đã rào chắn, chốt chặn hai đầu đường và một số con hẻm thông với đường...
Ngày 26/7, Công an huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) cho biết, đơn vị đang tiếp tục điều tra nguyên nhân vụ lật xuồng...
10 nạn nhân đã tử vong thương tâm trong vụ sập công trình tại Khu công nghiệp Giang Điền, huyện Trảng Bom,...
Với thế mạnh về du lịch, chính quyền và người dân xã Bình Lộc (TP.Long Khánh, Đồng Nai) luôn giữ vững ưu thế...
Sáng nay (5/2), Phòng An ninh Kinh tế Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp cùng Công an huyện Trảng Bom mời 1 phụ...
Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi do virus corona, tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu dừng hẳn lễ hội chùa...
Liên Hoan Ẩm Thực Đồng Nai lần thứ IX - Năm 2019 dự kiến diễn ra từ ngày 05/12 - 09/12/2019 tại Trung tâm...
Tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, trận mưa giông xảy ra vào chiều tối qua (12/10) đã khiến nhiều cây gỗ lớn...
Một cá thể bò tót đực nặng khoảng 800kg được phát hiện đã chết trong rừng thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên văn...
Chiều 15-7, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết đã hoàn thánh báo cáo khả thi dự án sân bay...