Điện Biên từ lâu là một trong những trung tâm văn hoá truyền thống giàu bản sắc của người Thái ở Việt Nam. Bên cạnh vẻ đẹp cảnh quan của vùng đất "Mường Trời", những nét văn hoá truyền thống của người Thái cũng để lại những dấu ấn khó quên cho mỗi du khách khi về với miền đất tuyệt vời này.
Phong cảnh thiên nhiên ở Điện Biên
Đến với Điện Biên, điều thú vị là du khách được hoà mình vào không khí truyền thống mà không kém phần sôi động của những điệu múa xoè, múa sạp, cùng các hoạt động văn nghệ dân gian truyền thống đầy màu sắc...
Trang phục biểu diễn của phụ nữ dân tộc Thái ở Điện Biên mang dấu ấn của những đôi tay khéo léo
Theo truyền thống, phụ nữ ở đây thường dệt chăn, gối để phục vụ cho gia đình, những sản phẩm dệt cầu kỳ hơn sẽ là của hồi môn cho con cái khi lập gia đình. Con gái Thái khi trưởng thành đều phải biết dệt, biết thêu thùa, bởi đây là nghề mẹ truyền con nối, là bản sắc truyền thống của đồng bào Thái. Các sản phẩm thêu, dệt truyền thống phải làm rất tỉ mỉ nên chỉ những người phụ nữ mới có thể kiên trì làm được.
Để cho ra đời được một bộ váy hay một chiếc khăn hoàn chỉnh là cả một công đoạn cầu kỳ. Đầu tiên là kéo sợi, sau đó mới tạo hoa văn. Công việc này làm 1 người không được, mà phải cần 3 người cùng làm, mất khoảng 1 tiếng mới dệt được 1 mét.
Ba người phụ nữ cùng kết hợp để hoàn thiện sản phẩm
Đây là những chiếc khung cửi cổ truyền của đồng bào Thái
Con gái Thái lớn lên phải biết thêu khăn Piêu. Nét đặc biệt của thêu khăn Piêu là phải thêu ở mặt trái nhưng hoa văn lại hiện ra ở mặt phải, bởi vậy để thêu hoàn thiện một chiếc khăn Piêu đẹp thì người phụ nữ Thái phải rất khéo léo và nắm rõ những quy tắc thêu.
Thêu khăn Piêu là một nét đẹp của đồng bào Thái
Khi mùa vụ đã hoàn thành, khi đến bất kể bản làng nào của đồng bào Thái, du khách sẽ được tận mắt xem những người bà, người mẹ, những cô gái tuổi đôi mươi se sợi, dệt khung cửi, thêu thùa...
Đồng bào Thái luôn tự hào về các sản phẩm thêu, dệt truyền thống của họ, những trang phục truyền thống họ mặc được do chính bàn tay họ tự dệt nên. Vì vậy, việc giữ gìn nghề cũng chính là giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Thái./.
PV
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...