Giữa núi rừng Hà Giang, bà con nơi đây cũng đã có những cách bảo quản lương thực rất tuyệt vời khi không có tủ lạnh hay điện. Và điển hình nhất chính là bánh đá Hà Giang (còn gọi là bánh Lưa khoải) – món ăn truyền thống ngày lễ, Tết của dân tộc Dao áo dài. Những chiếc bánh đá là đặc sản riêng có của người Dao, người Nùng vùng rẻo cao Hà Giang.
Tương truyền, chiếc bánh đá truyền thống được làm to như viên gạch, có hình dạng tròn, thuôn dài. Để có được chiếc bánh đá nguyên bản, chuẩn chỉnh cũng lắm kỳ công và tốn nhiều công sức. Sau khi thu hoạch lúa chín, họ đã "tuyển chọn" những hạt gạo thơm. Gạo tẻ trộn với gạo nếp theo tỉ lệ nhất định, sau đó đem ngâm với nước trong từ 4 đến 5 tiếng, ngâm xong thì lại đem phơi khô, mang đi nghiền. Đồ bột gạo lên, chín nhừ thì mang ra giã. Giã cho dẻo thì bắt đầu nặn thành chiếc bánh to như cục gạch. Những thao tác nặn phải thật nhanh vì nếu để bột nguội thì chúng không dính quyện được vào nhau. Người nào khéo tay thì sẽ có chiếc bánh đẹp, vuông vức, nếu không thì bánh sẽ hụt trước, hụt sau. Bánh thành khuôn sẽ để nguội hẳn rồi cho vào hộp, ủ rơm 3 ngày. Khi ngửi thấy có mùi mốc thì người ta sẽ mang bánh đá ra suối ngâm. Lúc nào có nhu cầu ăn thì ra suối mò về.
Một cách chế biến bánh đá đặc sắc nữa là nấu thắng dền. Bánh đá thái từng sợi nhỏ. Gừng đập nát, rồi cho vào nồi nước có đường phên đun sôi, sau đó thả từng miếng bánh đã được thái chỉ vào nồi, chờ nước sôi là múc ra bát ăn. Từng miếng bánh đá lúc này đã dẻo, quyện cùng mùi gừng và vị ngọt của đường phên trở thành một món ăn độc đáo của người vùng cao
Những chiếc bánh đá Hà Giang đủ sắc màu nhờ vào màu tự nhiên từ các loại lá như lá dứa, lá cẩm, hoa đậu biếc, nghệ hay gấc. Với sự kết hợp cùng các loại lá, bánh đá cũng có hương vị thơm ngon hơn. Khi gõ vào nhau phát ra tiếng kêu nghe có vẻ 'cứng nư đá',nhưng khi chiên lên lại deo dẻo, nhai giòn rộp rộp.
Trên mạng xã hội TikTok, nhiều bạn trẻ chỉ ra muôn vàn biến tấu của món bánh đá. Cách ăn phổ biến nhất là chiên với dầu nóng hoặc nướng trên bếp than hoa (có thể dùng nồi chiên không dầu). Lúc này, món bánh dẻo trong giòn ngoài, tựa như chiếc bánh gạo Tokbokki trứ danh ở Hàn Quốc. Bánh đá chiên có thể chấm với mắm, tương ớt, hay là chấm với sữa đặc như bánh mì cũng rất ngon. Ngoài ra, nhiều bạn trẻ còn nấu bánh đá với xốt cay, sánh như món Tokbokki của Hàn Quốc. Một số người thì đem bánh thái sợi, luộc qua với nước nóng rồi đem đi nấu với nước lèo như phở, bánh canh...
Nguồn : tuoitre.vn
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ tình Phong lưu Khâu Vai năm nay sẽ được tổ chức từ ngày 25/4...
Sau 2 năm gián đoạn do dịch COVID-19, Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai năm 2022 sẽ được tổ chức từ ngày 25/4 đến...
Nhiều du khách đã trực tiếp hoặc thông qua các công ty du lịch để đăng ký với các cơ sở dịch vụ, điểm du...
Mặc cho giá rét kèm theo những cơn mưa phùn của Cao nguyên đá Đồng Văn, những ngày nghỉ lễ, hàng ngàn khách...
Trước tác động tiêu cực của dịch COVID-19, để giữ vững vị trí là điểm đến du lịch hấp dẫn trong bối cảnh...
Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách...
Bắt đầu từ ngày 23/11, Hà Giang mở cửa đón khách du lịch đến tất cả các khu, điểm du lịch, làng du lịch trên...
Tháng 11 vẫn được nhiều người biết với mùa hoa tam giác mạch ở Hà Giang. Dịch Covid 19 lại đang có những tác...
Thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả...
Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát...
Thống kê 9 tháng năm 2021, khách du lịch đến Hà Giang ước đạt 678.268 lượt người với tổng thu từ khách du...
Những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trước đó 6 tháng đến Hà Giang phải tự theo dõi sức...