Màn múa của đồng bào dân tộc Thái trong Lễ khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái tối 18/10. Ảnh: Lê Lan
Gần 600 nghệ sĩ, diễn viên, nghệ nhân đoàn nghệ thuật các tỉnh: Điện Biên, Hà Nội, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Thanh Hóa, Yên Bái, và diễn viên tỉnh Luông Nậm Thà (Lào) đã tham gia ngày hội và trình diễn chương trình nghệ thuật trong lễ khai mạc với chủ đề “Mường Then - Hội tụ và Phát triển”, nhằm tôn vinh truyền thống văn hóa, thành tựu, đóng góp của cộng đồng dân tộc Thái trong công cuộc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất và đa dạng. Đồng thời khẳng định vị thế, công lao của những con người đang bám trụ, sống kiên cường ở miền biên giới Tây Bắc hùng vĩ của Tổ quốc, những người đang đi đầu trong các bước tiến thời đại, mang tâm hồn nhiệt huyết, tinh thần đại đồng dân tộc, luôn khát khao và luôn cống hiến hết mình.
Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái trong thời kỳ hội nhập và phát triển của đất nước”, Ngày hội Văn hóa dân tộc Thái lần thứ hai sẽ diễn ra đến hết ngày 20/10
Phát biểu tại lễ khai mạc, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lê Quang Tùng, nhấn mạnh ý nghĩa, tầm quan trọng của Ngày hội là sự kiện văn hóa có ý nghĩa về chính trị, kinh tế, xã hội. Thông qua ngày hội, quần chúng nhân dân sẽ được chiêm ngưỡng, thưởng thức các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, đặc biệt là Nghệ thuật xòe Thái - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đang được trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Đây cũng là cơ hội tốt để quảng bá hình ảnh, giới thiệu tiềm năng du lịch văn hóa đặc sắc của tỉnh Điện Biên nói riêng, các tỉnh trong khu vực Tây Bắc nói chung, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng.
Phụ nữ Thái bên khung dệt thổ cẩm truyền thống
Trong khuôn khổ Ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch như: Liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục dân tộc Thái (trang phục ngày thường, lễ hội, cưới hỏi); trình diễn, giới thiệu nghi thức sinh hoạt văn hóa; trưng bày giới thiệu, quảng bá sản phẩm văn hóa, du lịch của đồng bào dân tộc Thái; trình diễn nghệ thuật xòe Thái.
Từ sáng 18/10, các đoàn tham dự Ngày hội đã trình diễn kỹ thuật dệt thổ cẩm, thêu khăn Piêu; trưng bày, triển lãm nét đặc trưng văn hóa dân tộc Thái; thi đấu các môn thể thao, như: tó sáng, tó má lẹ, đi cà kheo, tung còn, bắn nỏ, kéo co…
Theo nhandan.com.vn
“Phiên chợ vùng cao” là hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội hoa Ban lần 6 do tỉnh Điện Biên tổ chức. Tham dự...
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có Quyết định về việc xếp hạng Di tích cấp quốc gia đối với quần thể di...
Bức tranh Panorama tái hiện toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ đang đặt tại tầng 2 của Bảo tàng là một trong...
Hang động Chua Ta ở bản Na Côm, xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là hang động hội tụ nhiều vẻ...
Cụ thể, trong 6 tháng đầu của năm nay, tỉnh Điện Biên đã đón hơn 331.000 lượt khách du lịch, đạt xấp xỉ cả...
Sáng nay (13/6), Ủy ban Nhân dân huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tổ chức lễ công bố và trao Chứng nhận di sản...
Học và trải nghiệm lịch sử thời kỳ bao cấp, tem phiếu. Đây là một hoạt động rất độc đáo và bổ ích đang diễn...
Trong 2 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay, lượng du khách đổ về các điểm di tích thành phần của Quần...
Sáng 12/3, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa và thông tin du lịch thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã...
Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy 5 châu, chấn động địa cầu, Lễ hội Hoa Ban từ lâu cũng đã trở...
Công tác chuẩn bị cho Lễ hội hoa Ban năm 2022 đang được tỉnh Điện Biên gấp rút triển khai, sẵn sàng cho Lễ...
Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Điện Biên vừa ban hành công văn điều chỉnh lại quy mô tổ chức Lễ...