Xúc vợt - là một công cụ đánh bắt cá linh trên đầu nguồn sông Tiền - Tân Châu
Giàn xúc vợt cá linh thủ công
Đánh cá trên thượng nguồn sông Tiền
Các xuồng nhỏ chày cá trên kênh Tha La - Tịnh Biên
Nhờ con nước lũ, cá linh theo dòng Mekong trôi về các sông đầu nguồn vào mùa nước nổi. Từ thượng nguồn, cá linh con theo các sông, rạch tràn vào các cánh đồng mênh mông đầy nước. Dân Nam bộ gọi cá linh là của trời cho.
Cá linh đánh bắt trên đầu nguồn sông Tiền (đoạn An Giang và Đồng Tháp) được tập kết, thu gom về
Vận chuyển cá linh lên bờ
Những thúng cá linh dùng chế biến nước mắm
Xúc cá ra khoang
Xúc cá ra khoang
Một trong những trải nghiệm lý thú mùa nước nổi là chứng kiến cảnh đánh bắt cá linh trên sông vào những ngày “cá ra”. Đó là thời điểm nhộn nhịp nhất. Khắp nơi dập dìu những chiếc xuồng máy, xuồng ba lá, mọi người đều hối hả đánh bắt cá linh bằng những công cụ như ghe xúc vợt, xuồng chày; lưới thả, lưới giăng... Ngày trước, đóng đáy cá linh được đong bằng giạ, một giạ bằng hai thùng. Gặp những năm nước lớn, mỗi mẻ lưới đánh bắt được vài chục giạ cá là bình thường.
Mắm cá linh được bày bán ở chợ Châu Đốc (An Giang)
Nước về trên đầu nguồn sông Tiền
Năm nào nước cao thì cá linh về nhiều. Người dân giăng lưới đánh bắt cá, cả ngày lẫn đêm, bằng nhiều dụng cụ đánh bắt thủy sản
Người dân giăng lưới đánh bắt cá, cả ngày lẫn đêm, bằng nhiều dụng cụ đánh bắt thủy sản
Đầu mùa, cá linh non không cần đánh vảy, chỉ cần làm sạch, bỏ ruột, ướp gia vị rồi chế biến món ăn và có thể ăn luôn cả xương cá
Cá linh có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, đậm đà hương vị quê hương. Mắm cá linh, lẩu mắm cá linh là một đặc sản của miền Tây Nam bộ. Cá linh non đầu mùa chỉ bằng đầu đũa ăn, rất nhỏ rất ngọt thịt và cũng rất mềm. Khi đã lớn, cá linh (lúc này gọi là cá ra) được khai thác làm nước mắm cá linh. Nước mắm cá linh vùng Châu Đốc, An Phú; Tân Châu rất được yêu thích ở miền Tây. Ai đã từng về thăm ĐBSCL vào mùa nước nổi, sẽ không quên những hương vị đậm đà đặt biệt, thơm ngon của nước mắm cá linh.
Nguyễn Hoài Bảo/ baotnvn.vn