Mùa nước nổi về cũng là lúc người dân ở các huyện Tịnh Biên, An Phú (An Giang) bắt đầu khai thác, đánh bắt hải sản và bày bán các mặt hàng chỉ xuất hiện trong mùa như: cá linh, cua, cá lóc đồng, bông điên điển...
Theo ghi nhận của phóng viên tại "chợ ma" Tha La (xã Vĩnh Tế, TP. Châu Đốc) khoảng 3 giờ sáng là người dân tụ họp tại đây khá đông để mua bán.
Do trời tối nên phải dùng đèn pin rọi để cân cá.
Ngọn đèn vừa đủ sáng để có thể buôn bán.
Chẳng ai nhìn rõ mặt ai. Người mua cầm đèn pin chọn lựa, còn người bán thì đeo đèn pin trên đầu để cân.
Đủ loại cá đồng tươi ngon.
Người dân địa phương cho biết, "chợ ma" Tha La hình thành cách đây gần 30 năm, do người dân nghèo họp tự phát. Lúc đầu, chợ chỉ có vài người, các mặt hàng chủ yếu là những sản vật đánh bắt được trong mùa nước nổi. Sau khi thu hoạch, nhiều ghe xuồng đến đây cân cá, dần dà, một số người biết nên đến đây buôn bán ngày càng đông.
Sau một đêm đánh bắt, người dân đem các mặt hàng thủy sản đến chân cầu Tha La nơi giáp ranh giữa thành phố Châu Đốc và huyện Tịnh Biên vào lúc nửa đêm để giao cho thương lái.
Trong bóng tối lờ mờ, chẳng ai nhìn rõ mặt nhau. Chỉ nghe tiếng nói mà đoán tuổi, xưng hô.
Các tiểu thương ăn vội để dọn hàng ra bán.
Không chỉ có những sản vật mùa nước nổi mà tại đây còn có các món ăn ngon.
Chợ ma” này là “phần hồn” độc đáo không thể thiếu trong mùa nước nổi ở vùng biên giới tỉnh An Giang.
Bà Ngô Thị Chong (57 tuổi, ngụ xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên) nói: “Tôi mới ra chợ này bán khoảng hơn một tháng, gồm rau củ các loại như: mướp, dưa leo, bông điên điển... khoảng 4 giờ sáng là tôi bắt đầu sửa soạn đồ chở xuống đây bán. Đến khoảng 6 giờ chợ tan cũng là lúc bán xong".
Người bán đeo đèn pin trên đầu để cân cá, đếm tiền.
Tiếng gà gáy sáng cũng là thời điểm “chợ ma” tan. Các ngư dân trở về xuồng, vỏ lãi nổ máy rời đi, sau một đêm đánh bắt cá.
Người dân trở lại với công việc.
Theo tienphong.vn