Văn hóa

Ăn Tết kiểu Huế

09:15 - 29/01/2020
Các thú chơi ngày Tết ở Huế cũng nhiều không kém chi nghi lễ. Nếu không thì người Huế đâu có nổi tiếng phong lưu..?

Tết năm ấy, vợ chồng Steve Burrow đến Huế, cùng đón giao thừa với gia đình tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, được ông Sơn đưa lên chùa sáng mùng Một, rồi từ phố về làng. Đó là cái Tết Nhâm Ngọ 2002, khi mà nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và lễ nghi cúng bái ở “nước Huế” đã nhiều phần gia giảm. Vậy mà ông nhà báo người Canada gốc Anh vẫn liên tục ngạc nhiên như thể được khám phá một “vương quốc thần bí” nào đó.

“Vì sao người Huế lại cúng kiếng nhiều vậy trong những ngày đầu năm mà lẽ ra họ phải nghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi?”. Câu hỏi đó không chỉ Steve đặt ra, mà hàng triệu du khách đến Huế từ mấy thế kỷ qua đều thắc mắc.

Cúng suốt tháng Chạp

Các sách nghiên cứu về văn hoá Huế đều cho biết Tết Huế bắt đầu từ ngày đầu tháng Chạp. Đó là ngày triều đình cử hành lễ Ban sóc, tức lễ ban hành lịch năm mới do Khâm Thiên Giám, cơ quan phụ trách thiên văn của triều đình – biên soạn. Ngày mùng Một âm lịch gọi là “sóc” (ngày rằm gọi là ngày “vọng”). Quan có lịch riêng, tùy theo thứ bậc mà ban lịch. Dân cũng có lịch riêng, do quan đầu tỉnh nhận về phát lại. “Lễ Ban sóc là tín hiệu mùa xuân. Lịch trình ăn Tết của triều đình và trăm họ bắt đầu từ đây”. Nhà nghiên cứu Võ Hương An – tác giả cuốn sách Huế của một thời – viết như thế và cho hay câu thơ của Tú Xương: “Xuân từ trong ấy mới ban ra/ Xuân chẳng riêng ai, khắp mọi nhà” là muốn nói đến cái lễ này.

Từ thời Tự Đức, triều Nguyễn quy định đến ngày ba mươi tháng Chạp mới dựng nêu, thay vì lên nêu từ ngày hai ba tháng Chạp như dân gian miền Bắc vẫn làm. Kể từ ngày Ban sóc cho đến ngày dựng nêu, trong cung đình là một chuỗi các lễ nghi nối tiếp nhau. Sau lễ Ban sóc là lễ Phất thức, có nghĩa là phủi bụi và lau chùi ấn tín và bảo vật của triều đình, thường tổ chức sau ngày rằm tháng Chạp. Nếu ngày lập xuân diễn ra trước Tết thì triều đình sẽ cử hành lễ Tiến xuân, là một nghi lễ nhằm đề cao nông nghiệp, tương tự như lễ Tịch điền sẽ tổ chức vào ngày đầu năm. Ngày ba mươi Tết là lễ Thượng tiêu (dựng nêu). Cây nêu trong kinh thành dựng lên, cây nêu ở các làng xã cũng đồng loạt dựng theo, công việc của vua, quan và thần dân mới chính thức tạm gác lại để đón xuân, ăn Tết.

Trong cung đình suốt cả tháng Chạp vua quan phải lo cho xong các lễ nghi chuẩn bị cho việc ăn Tết, thì ngoài kinh thành, thần dân cũng tất bật mọi lễ lượt để đón ông bà và cả Phật tổ, thần linh về cùng ăn Tết. Vua Ban sóc xong đó là lúc con cháu làm ăn mọi nơi kéo nhau về làng chạp mộ tổ tiên, ông bà, cha mẹ để chuẩn bị đón xuân, nên mới gọi là tháng Chạp. Những ngày đó về làng Huế sẽ cảm nhận một không khí náo nức chuẩn bị đón chào một lễ nghi trọng đại. Các phường thợ cũng rục rịch cúng tổ nghệ, sớm nhất là thợ may cúng tổ ngày mười hai tháng Chạp, tiếp đó là thợ mộc ngày mười chín, thợ nề ngày hai tư... Đầu đêm hai ba là cúng ông Táo để tiễn vị thần Bếp lên ăn Tết ở thiên đình.

Ngày trước, lễ cúng Tất niên chỉ diễn ra vào ngày ba mươi tết sau khi cây nêu dựng lên, để chính thức mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết với con cháu. Còn sau này kể từ ngày đưa ông Táo cho đến ngày cuối năm là liên tục cúng tất niên của các xóm, các làng, các nhà, quán xá, chợ búa, cửa hàng, công ty, xí nghiệp... Những ngày này, chỉ cần đi một đoạn từ chợ Đông Ba vô cửa Đông Ba sẽ gặp vô số bàn thờ nghi ngút khói hương đặt bên hè phố. Đó là mâm cúng tất niên của các cửa hàng điện tử, phòng răng, phòng vẽ, hàng thêu, tiệm sửa ti vi, tủ lạnh... Nhà nông ở làng thì cúng ruộng, cúng vườn, cúng chuồng trâu, chuồng heo, chuồng gà...

Cúng... đến hết tháng Giêng

Sau lễ giao thừa là lễ Nguyên đán (thiết đại triều mừng năm mới), tiếp đó lễ Khánh hạ (vua đi thăm hoàng thái hậu, thái hoàng thái hậu). Ngày mùng Bảy tháng Giêng là lễ hạ tiêu, hạ nêu hết Tết, nhưng vẫn còn lễ du xuân (vua ra ngoài thành xem dân chúng chơi xuân), lễ thiên xuân, lễ tịch điền (vua cày ruộng mở đầu mùa vụ năm mới), lễ Nguyên tiêu (rằm tháng Giêng)... Từ đó cho đến hết tháng Giêng sẽ còn vô số lễ nghi khác nữa của triều đình, muốn xem cho hết xin đọc sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ – cuốn sách chép mọi điển lệ của triều Nguyễn.

Còn nếu đọc sách Tín ngưỡng dân gian Huế của nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh thì sẽ thấy lễ nghi, cúng bái của dân chúng Huế còn nhiều hơn cả triều đình. Đêm giao thừa thì cúng giao thừa, cúng trên bàn thờ và cúng cả ngoài sân, ngoài ngõ, ngoài đường. Sáng mùng Một thì cúng ngày sóc, người theo Phật thì cúng Phật. Cúng Phật ở nhà rồi nhưng cũng phải đến chùa để lễ Phật ngày đầu năm, sau đó là lên nghĩa trang thắp hương cho tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Tiếp đó là về từ đường dòng tộc thắp hương, ghé thăm bất cứ nhà nào cũng phải thắp xong nén hương cho người đã khuất rồi mới ngồi nói chuyện với người còn sống. Ngày mùng Hai, mùng Ba còn có Tết đất, Tết nhà. Kể từ khi đón ông bà về ăn Tết, cứ đến bữa thì cúng cơm cho ôn mệ. Đến chiều mùng Hai hoặc mùng Ba thì cúng đưa ôn mệ về lại cõi trên. Ngày xưa đến ngày mùng Bảy mới hạ nêu, gọi là bảy ngày xuân, thì ngày nào cũng cúng. Sau lễ hạ nêu là cúng bổn mạng (vị thần coi sóc bổn mạng người đàn ông, đàn bà), ngày mùng Chín tháng Giêng thì cúng đầu năm. Sau đó thì cúng đầu năm của xóm, của làng, đến rằm tháng Giêng thì cúng rằm Nguyên tiêu. Kết thúc nửa tháng “cúng Tết” Nguyên đán.

“Có bao nhiêu nghi lễ mà người Huế phải thực hành trong dịp năm mới?” – nhà báo Steve Burrow hỏi. Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn cũng không thể có con số cụ thể được. Bởi vì, thực hành nghi lễ cũng tùy người, tùy nhà, tùy hoàn cảnh, tùy nhận thức, tùy thời và... tùy tâm. Mệt nhoài với cúng kiếng như thế, nhưng nếu bảo rằng bỏ bớt nghi lễ thì sẽ có người Huế lắc đầu ngay. Mệ Bửu Ý, một dịch giả kiêm nhà nghiên cứu uy tín ở Huế, thủng thẳng trả lời: “Mới nghe đã thấy tiếc!”.

Vì sao người Huế cúng nhiều?

Một trăm năm trước, có một nhà truyền giáo đến từ Paris đã bỏ công khám phá điều này và đã công bố bài khảo cứu công phu Đất thần kinh trên tạp chí Những người bạn Huế xưa (viết tắt là B.A.V.H) năm 1916. Ông là linh mục Léopold Cadière, chủ bút tạp chí B.A.V.H, một người tận tâm với cuộc khảo cứu văn hóa Việt và đã chọn “đất thần kinh” để làm nơi yên nghỉ vĩnh hằng. Nhà Huế học người Pháp này đã lý giải vì sao vua Thiệu Trị đã gọi Huế là “đất thần kinh”. Đó là giấc mộng có bà lão nhà trời khuyên chúa Nguyễn Hoàng lập chùa Thiên Mụ, là cuộc đất hội tụ các yếu tố phong thủy đế vương với rồng chầu hổ phục, có sông Hương làm minh đường, núi Ngự làm tiền án, như thể đất trời “tạo nên cho kinh đô một vị trí quy tụ được các sức mạnh thiên nhiên cũng như thế giới vô hình”.

Vì vậy, theo Cadiere, từ đức vua tế trời trên đàn Nam Giao cho đến kẻ mạt hạng kéo xe thường cắm hoa vạn thọ trên chiếc xe kéo của mình vào ngày lễ, đều là để thành kính tạ ơn đất trời và thần linh đã phù trợ, chở che. Việc thờ cúng của những người lính gác thành, gác cầu và cả lính gác ngục, mà Cadière bắt gặp thường xuyên trong kinh thành cũng là để giúp họ “mang đến điều tốt và đẩy xa điều xấu”. Từ kinh thành với “những bức tường vàng và những hào nước xao xuyến” cho đến những niềm tin thành kính của con người xứ sở, đã làm nên một vẻ đẹp mà Cadiere gọi là “cái quyến rũ nhất trong những cái quyến rũ của kinh đô”. Quyến rũ cả những khách du “tưởng chừng chỉ đi ngang qua và nhìn vào kinh đô với con mắt chẳng có chi là sắc sảo”.

 Trong những vị khách đó có nhà báo Steve Burrow. Sau những ngày cùng “cúng kỵ tết nhất” với Huế, Steve đã hiểu được câu trả lời của Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn: Người Huế xem nghi thức cúng kỵ là điều thiêng liêng, cần phải duy trì và trao truyền cho hậu thế. Vì vậy, dẫu việc cúng kỵ đã lấy đi khá nhiều thời gian của họ, nhưng nếu thiếu vắng những nghi lễ ấy thì không thành Tết Huế.

Sau khi thực hành xong điều đó thì lòng dạ sẽ thảnh thơi để vui chơi trong khoảng thời gian còn lại. Mà thật ra, sau lễ nghi thì phần thời gian còn lại cũng còn nhiều, tha hồ mà vui chơi. Vì vậy, các thú chơi ngày tết ở Huế cũng nhiều không kém chi nghi lễ. Nếu không thì người Huế đâu có nổi tiếng phong lưu.

(Bài viết trích trong cuốn sách "Tết đoàn viên"-sách được phát hành bởi Công ty Cổ phần Văn hóa Truyền thông Sống).

Nhà báo Trung Tự 

Theo vov.vn

Tỉnh thành Thừa Thiên - Huế

Thừa Thiên - Huế
Thừa Thiên - Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, tỉnh lỵ đặt tại thành phố Huế.

Điểm đến Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Huế
Huế là thành phố có bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp và hữu tình.
Đại Nội Huế
Đại Nội Huế là công trình kiến trúc độc đáo và cổ kính không thể bỏ qua khi đến với Cố đô Huế.
Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân là ranh giới tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng, từng được vua Lê Thánh Tông phong tặng là “Thiên hạ đệ nhất...
Cầu ngói hơn 240 năm tuổi
Nhiều du khách tìm đến cây cầu xây từ năm 1776 để hóng mát và chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo.
Ngắm toàn cảnh Huế trong chiều hoàng hôn trên Đồi Vọng Cảnh
Kể cả với ai khó tính nhất, hẳn cũng nao lòng mà lặng đi trước vẻ đẹp của thiên đường nơi hạ giới này.
Làng hoa giấy lâu đời ở Huế
Một bó sen giấy của người Thanh Tiên (Huế) làm ra bao gồm hoa, lá, nụ đẹp mắt. Đứng từ xa, những bông hoa khiến người xem ngỡ là...
Ngôi chùa đẹp nhất xứ Huế
Huế vốn là nơi quy tụ nhiều di tích, thắng cảnh, nhiều ngôi chùa cổ kính nổi tiếng và chùa Thiên Mụ là một trong những địa điểm...
Khe Lạnh - Điểm đến lý tưởng trong những ngày hè ở Huế
Nằm cách trung tâm TP. Huế khoảng hơn 30km về hướng tây nam, Khe Lạnh là một thác nước nhỏ trong khu vực lòng hồ của thủy điện...
Ai về cầu ngói Thanh Toàn
Chợ quê cầu Ngói Thanh Toàn nằm ở xã Thủy Thanh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế, là một trong những di tích nổi tiếng và...

Ẩm thực Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế
Hà Cảng, địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế.
Bún xào lòng nghệ - món đặc sản thơm ngon và "trị ho" nổi tiếng xứ Huế
Với những nguyên liệu gồm bún, các phần nội tạng heo và đặc biệt không thể thiếu nghệ xay nhuyễn, người dân Huế đã sáng tạo nên...
Ẩm thực Huế - Từ chốn hoàng cung đến đời sống thường ngày
Nếu đã từng đến Huế thưởng thức các món ăn hay đơn giản là được ăn những món đặc sản Huế được người thân bạn bè tặng sau những...
Ẩm thực Việt: Người Huế có thêm 'bữa lỡ’ ngoài ba bữa chính, họ ăn gì?
Ta biết ba bữa cơ bản là ăn sáng, ăn trưa, ăn tối, nhưng "bữa lỡ" là khái niệm mà không nhiều người quen thuộc lắm.
Cá thác um dưa sắn
Cùng mấy người anh Phú Vang về xã Vinh An, nơi chôn nhau cắt rốn của họ những ngày hè. Buổi trưa, đoàn chúng tôi chọn một quán ăn...
Lạ miệng chè heo quay 'độc nhất vô nhị' ở Huế, thách thức tín đồ ẩm thực
Nhiều thực khách tò mò vì chè và thịt quay là hai món ngọt và mặn, không có sự liên quan. Thế nhưng, sự kết hợp tưởng chừng lạ...
Ẩm thực Huế và những cặp bài trùng
Hài hòa và ôn nhu là cái đích đến mà ẩm thực Huế luôn hướng tới, với những “cặp bài trùng kinh điển”.
Làng Hà Cảng đỏ lửa sên mứt gừng
Trước khi nổi tiếng với “cây cô đơn” trong bộ phim có tên "Mắt biếc" của đạo diễn Victor Vũ, làng quê Hà Cảng (Quảng Phú, Quảng...
Xì xụp thưởng thức món bánh canh Nam Phổ - Huế
Dù có đi đâu về đâu, người Huế vẫn hết mực tự hào về món ngon nổi danh thiên hạ, lưu danh từ xưa tới nay - bánh canh Nam Phổ và...

Trải nghiệm Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Cố đô Huế đẹp 'trầm tư' ngày giãn cách xã hội
Các di tích ở Huế bình thường nhộn nhịp khách tham quan, nay vắng lặng vì ngưng đón khách để phòng chống dịch Covid-19. Những đền...
Cầu Tam Giang, điểm “check- in” quen mà lạ
Khi cầu Tam Giang trở thành điểm “check- in” mới, thu hút giới trẻ, những người đã quá quen thuộc với cây cầu này như tôi “giật...
Vẻ đẹp của vùng đất Thần Kinh
Lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử hàng nghìn năm, mảnh đất cố đô có sức hấp dẫn lạ kỳ trong mắt những kẻ yêu hoài...
Men sông Truồi thăm Thiền viện Trúc Lâm
Cách thành phố Huế chừng 40km, Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã (Lộc Hòa, Phú Lộc) như viên ngọc giữa bạt ngàn rừng núi, thu hút nhiều...
Vẻ đẹp đầm Cầu Hai qua góc nhìn của tay máy Khang Chu Long
Khang Chu Long tên thật là Nguyễn Đăng Việt, thuộc thế hệ 8X, là thành viên nhiếp ảnh thuộc Câu lạc bộ nhiếp ảnh Cung Văn hóa...
Xao xuyến trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của cố đô Huế
Những ai đến Huế đều xuyến xao trước vẻ đẹp yên bình, cổ kính của một cố đô nhưng vẫn có nét hiện đại và sôi động của một đô thị...
Thừa Thiên Huế: Thêm một điểm "check-in" và kết nối du lịch cộng đồng
Chính thức mở cửa sáng 14/2, cánh đồng hoa hướng dương với tên gọi “Vườn Lạc Dương” hứa hẹn trở thành điểm kết nối quan trọng của...
 Cuộc sống trong lành ở thành phố xanh đầu tiên của Việt Nam
Thời gian vừa qua, trong khi nhiều đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh... phải "đau đầu" với vấn đề ô nhiễm không khí, ở TP...
Ngắm những điểm check in tuyệt đẹp của phim “Mắt biếc” tại Huế
Khung cảnh đượm buồn, nên thơ của làng Hà Cảng, bối cảnh chính của bộ phim "Mắt biếc" đã trở thành một địa điểm check in thu hút...

Cẩm nang du lịch Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Kinh nghiệm du lịch Huế 3 ngày 2 đêm chỉ với 2 triệu đồng
Huế là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước ghé thăm. Cùng VOVTV Travel lên kế hoạch cho chuyến đi du lịch...
"Cẩm nang" du lịch và khám phá vẻ đẹp lãng mạn của cố đô Huế
Huế, miền đất cố đô nằm ở miền Trung Việt Nam, vẫn được biết đến như một thành phố thơ mộng và lãng mạn.
Phiêu diêu về Huế mộng mơ
Nhắc đến Huế, người ta mơ tưởng về vùng đất mộng mơ có chút cổ kính, dịu dàng và trầm lặng, đem đến cho người khi đặt chân đến...
Những địa chỉ mà bạn "nhất định phải đến" khi ghé thăm xứ Huế mộng mơ
Đi Huế mà muốn “chụp một lần, sống ảo cả năm” thì đừng bỏ qua những tọa độ check-in đẹp mê hồn dưới đây nhé.
 Chia sẻ về chuyến du lịch nhóm nhưng hội bạn này lại khiến cư dân mạng vô cùng thích thú với album ảnh cực nhắng ở cố đô
Xưa rồi cái thời đứng im, nhoẻn miệng cười e lệ, đi du lịch là phải học ngay tips tạo dáng cực vui nhộn như nhóm bạn dưới...
Đi Huế bằng phương tiện nào lý tưởng nhất?
Phương tiện đi đến Huế - một trung tâm văn hóa du lịch nổi tiếng của Việt Nam vô cùng đa dạng. Du khách từ thủ đô Hà Nội và thành...
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng nhất Việt Nam
Chợ là nơi giao lưu, trao đổi, mua bán, cũng là nơi thể hiện nét văn hóa tinh tế đặc sắc của vùng miền. Là những ngôi chợ lâu đời...
Cận cảnh những bãi biển cực sạch dọc miền Trung
Thiên nhiên ưu đãi kèm thêm ý thức người dân về giữ gìn môi trường đã giúp cho Thừa Thiên - Huế có những bãi biển sạch và trong...
Huế khác lạ với 5 điểm du lịch
Nhắc đến Huế, chắc chắn ai cũng nghĩ tới lăng tẩm, đại nội, cùng các Di sản văn hóa thế giới với những công trình kiến trúc cổ...

Khách sạn Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Nhà vườn An Hiên – sự hồi sinh quý giá
Sau ba tháng đưa vào khai thác trở lại, nhà vườn An Hiên – ngôi nhà vườn được xem là mẫu mực của xứ Huế, du khách ngược xuôi đã...
Phiên bản 'Maldives bình dân' ở Huế
Nhà hàng xây dựng theo kiểu resort ở "thiên đường nghỉ dưỡng Ấn Độ Dương", nhìn ra vịnh Lăng Cô đẹp như thơ.

Nhà hàng Thừa Thiên - Huế Xem thêm

Quán cà phê Mắt Biếc - điểm check in thú vị khi đến Huế
Không gian bên trong quán cà phê Mắt Biếc giữ nguyên bản như bối cảnh "nhà của Hà Lan" trong phim khiến nhiều thực khách thích...
Quán cà phê trong Đại Nội
Tứ Phương Vô Sự là một ngôi lầu nằm trong Đại Nội (Hoàng thành) Huế. Mang một cái tên đầy khao khát bình an nhưng Tứ Phương Vô Sự...