Văn hóa

Chíp shình cha - Lễ rước dâu đậm sắc màu văn hóa của người Dao Khâu

17:25 - 05/11/2021
Với đồng bào Dao khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, lễ rước dâu là nghi lễ quan trọng, được tổ chức vào ngày chính thức của lễ cưới.

Theo quan niệm của đồng bào Dao Khâu ở huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi mặt trời chưa thức giấc. Vì thế lễ rước dâu được tiến hành vào buổi sáng ngày thứ hai (ngày chính thức của lễ cưới) từ 5h sáng đến đến 8h sáng tùy theo từng dòng họ. Buổi ban mai tinh khiết, bản làng Dao khâu sẽ được thưởng thức một bản hòa tấu đặc biệt của màu sắc và âm thanh. Giữa không gian xanh mướt của núi rừng, đoàn rước dâu rộn rã với trang phục lộng lẫy.

Hai cháu một trai, một gái mang theo đồ đạc cô dâu

Lễ cưới của người Dao khâu được tiến hành trong ba ngày: Ngày thứ nhất là ngày chuẩn bị ở nhà trai và cưới tại nhà gái; ngày thứ hai làm lễ chính thức (Tức lễ rước dâu); ngày thứ ba là ngày kết thúc. Đêm trước ngày tổ chức lễ rước dâu, cỗ cưới chính là bữa rượu nửa đêm (nhản tía mả chai). 

Cô dâu chuẩn bị làm lễ xá rửa rủi ro

Mọi người trong bản đều tụ tập ở nhà chú rể, thức thâu đêm trò chuyện, uống rượu, cùng hát giao duyên. “Bữa rượu nửa đêm là bữa rượu được tổ chức tại nhà trai vào đêm thứ nhất trước khi đi đón dâu. Nhà trai mổ hai con gà, dọn một bữa cơm vào lúc nửa đêm. Thành phần gồm cha mẹ, hai bên trai gái, ông bà mối, người viết hôn thư bà con họ hàng do ông Thanh Thủy làm chủ tọa. Mục đích, ý nghĩa của bữa cơm này là kiểm lại xem nhà trai đã đưa sang nhà gái đủ số tiền, bạc, đồ trang sức, quần áo, lễ vật chưa, để công bố cho mọi người cùng biết. 

Cô dâu chuẩn bị làm lễ nhập khẩu

Mọi người vui vẻ thì hai bên nhận nhau làm thông gia. Anh em, con cháu của hai bên phải đổi lại cách xưng hô, sau đó hai gia đình có trách nhiệm truyền lại cho con cháu và họ hàng”, bà Tẩn Mý Dao, ở bản Tả Sử Chò, xã Tả Phìn, huyện Sìn Hồ cho biết.

Sớm hôm sau, khi những giọt sương vẫn còn đọng trên ngọn cỏ, trời tản sáng, sự yên tĩnh của núi rừng được đánh thức bởi âm thanh rộn rã của đội kèn trống. Đoàn nhà trai gồm bốn đến năm người thân có tài khéo ăn, khéo nói. Một người cầm thuốc lào và điếu thuốc lào. Hai cô gái mang khay đựng chén trà, phích nước sôi và ấm pha trà. Ba, bốn người vác cái ghế băng dài. Hai cháu nhỏ, một trai, một gái khoảng trên 10 tuổi đi theo để mang đồ đạc cho cô dâu gồm: Một cái bem đựng tư trang, một cái chăn bông gấp nhỏ buộc dây đeo.

Cô dâu chờ giờ tốt chuẩn bị làm lễ bái đường

Trước khi đoàn người ra khỏi nhà, thầy cúng (gọi là ông Thanh Thủy) làm lễ báo cho tổ tiên biết đã đến giờ rước dâu. Lúc này trên bàn thờ có thêm lễ vật là một con gà mới mổ, thay chén nước mới, đốt trầm hương mới, rót rượu mới, cầu mong các thần linh và tổ tiên phù hộ cho việc đi rước dâu được suôn sẻ trọn vẹn.

Đoàn người quỳ trước bàn thờ để ông Thanh Thủy xin tổ tiên, thần linh cho mọi người có sức khỏe, đi trên đường không gặp trắc trở, đi đến nơi về đến chốn. Đoàn người đứng dậy, vái tổ tiên một vái. Kèn trống nổi lên. Thợ kèn dẫn đầu đi ra khỏi nhà và đi theo hướng đã ngắm sẵn từ hôm trước. Tuyệt đối không đi qua đằng sau nhà người ta, dù đó là đường đi hàng ngày. 

Đôi vợ chồng trẻ ra mắt họ hàng

Đoàn người đi tới một điểm định sẵn từ hôm trước rồi dừng lại, cử người đến nhà gái, thúc giục nhà gái đi đưa dâu bằng tiếng kèn trống rộn ràng. Họ nhà gái đưa cô dâu đến địa điểm trên, dừng lại, nghỉ ngơi, hút thuốc, uống trà, sắp xếp lại đội hình. Lúc này nhạc bắt đầu nổi lên. 

“Tốp nhạc do thợ kèn đứng đầu đi vòng quanh tốp người họ nhà gái theo số vòng quy định (gọi là huynh shình cha). Nguyên tắc là, ba vòng đi, ba vòng về là sáu vòng. Lần đi ngược chiều kim đồng hồ là “trói”, lần về theo chiều kim đồng hồ là “cởi ra”. Làm như vậy thể hiện lòng mến mộ của họ nhà trai đối với nhà gái. Vòng cuối cùng là vòng lớn ôm hết cả tốp người rồi thợ kèn đến trước mặt ông mối cúi đầu chào mời. Ông mối cúi đầu đáp lễ rồi ra hiệu cho đoàn đưa dâu đi theo tốp nhạc dẫn về nhà trai, anh Chẻo A Xoang, một thợ kèn ở xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu chia sẻ.

Đôi vợ chồng trẻ nhận lời dặn dò của cha mẹ 2 bên

Rước dâu trên đường về, tiếng nhạc phải liên tục, không được đứt quãng. Chính vì vậy người ta phải dọn đường từ hôm trước không để có vật cản trên đường đi. Khi về tới nhà trai, đoàn người đưa dâu và người đón dâu đều dừng lại ngoài sân. Cô dâu đứng một mình trước ngưỡng cửa lớn của nhà trai, quay mặt ra ngoài. Ông Thanh thủy cúng xin tổ tiên, thần linh “xá” rửa hết mọi điều rủi ro cho mọi người, đặc biệt biệt là nàng dâu. 

Ông Thanh Thủy Chẻo Lao U, ở  khu 3, thị trấn Sìn Hồ cho biết thêm: “Sau khi làm xong các nghi lễ trên thì phải cử một người phụ nữ có đủ điều kiện là: Vợ chồng yên ấm hạnh phúc, có trai có gái. Người phụ nữ này đến rải chiếu dưới đất ở gian giữa, rồi đặt cái chăn của cô dâu, dắt cô dâu vào nhà, quỳ xuống đống chăn, mặt hướng về phía bàn thờ. Sau đó tiếp tục cử một người phía nhà trai cầm một miếng vải đỏ đóng căng lên trên khung cửa lớn để báo hiệu rằng nhà đã đón con dâu mới. Lúc này, ông Thanh thủy tuyên bố nhập khẩu âm cho cô dâu: Kể từ giờ phút này, gia đình thêm một nhân khẩu, tổ tiên có trách nhiệm quản lý.”

Đôi vợ chồng trẻ mời trà họ hàng, bà con đến dự đám cưới

Xong thủ tục nhập khẩu này, người phụ nữ được cử đại diện dắt cô dâu vào trong buồng của cô dâu chú rể đã chuẩn bị sẵn. Lúc này chú rể chưa được vào buồng đó. Cô dâu cùng với hai phù dâu ở trong buồng chờ đến giờ tốt mới ra làm lễ “Bái đường” (bà con gọi là pái tòng). Sau các thủ tục cần thiết của lễ rước dâu, trong nhà, rượu được mang ra rót đầy tràn các bát. Đó là lễ uống rượu nhập tổ, tạ ơn những người bà con họ hàng đến giúp đám cưới. Ngoài sân, những đôi trai gái xúng xính quần áo đẹp lại tiếp tục đắm say trong điệu hát giao duyên và cùng chúc phúc cho đôi bạn trẻ.

Theo thời gian, các nghi lễ trong lễ cưới của người Dao khâu, trong đó có lễ rước dâu vẫn được đồng bào duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác, như tô điểm thêm sắc màu văn hóa đầy ý nghĩa của dân tộc.

Chẻo Thu / VOV Tây Bắc

Tỉnh thành Lai Châu

Lai Châu
Lai Châu mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi Tây Bắc với địa hình hiểm trở.

Điểm đến Lai Châu Xem thêm

Sìn Hồ
Cách thị xã Lai Châu chừng 60km, Sìn Hồ là huyện vùng cao nằm chính giữa tỉnh.
Nà Khương
Nà Khương hớp hồn khách du lịch ở những guồng nước khổng lồ quay đều ngày đêm.
Pú Đao
Pú Đao từng được một tạp chí nước ngoài bầu chọn là “Bản người Mông đẹp nhất Đông Nam Á”.
Than Uyên
Than Uyên là một vùng thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng Luông.
Dào San
Dào San ẩn chứa bao điều kỳ diệu, khiến cho du khách đã từng đặt chân tới đều hết sức ngỡ ngàng.
Thu Lũm
Thu Lũm xanh ngắt màu trời, màu cây lá và những thửa ruộng thấp thoáng miền cao.
Sì Lờ Lầu
Là nơi tận cùng của đất Lai Châu, Sì Lờ Lầu là địa danh làm thổn thức những du khách ưa khám phá.
Thác Tác Tình
Thác Tác Tình được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc.
Sì Thâu Chải
Sì Thâu Chải là một bản nhỏ thơ mộng của người Dao với trên 60 hộ dân sinh sống.

Ẩm thực Lai Châu Xem thêm

Đặc sản gỏi cá dân tộc Thái Lai Châu
Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo để thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ....
Du xuân lên Sìn Hồ: Đừng bỏ lỡ món bánh bò dân dã mà thơm ngon của người Dao Khâu
Nhắc đến những món ăn dân dã ở các buổi chợ phiên nơi cao nguyên Sìn Hồ- Lai Châu, phải kể đến món bánh bò thơm ngon của người...
Lên Sìn Hồ ăn canh gà lá thuốc người Dao
Mùa xuân, khi những bông hoa đào, hoa mận bung nở khắp các bản làng vùng cao Sìn Hồ, Lai Châu, các mẹ, các chị người Dao nơi đây...
Hạt dổi rừng: Xứng danh "vàng đen" Tây Bắc
Hạt dổi rừng là một trong những loại gia vị đặc biệt thơm ngon và quý hiếm của người dân vùng cao.

Trải nghiệm Lai Châu Xem thêm

Điểm nhấn tour leo núi trong Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu
Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022 có chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Lai...
Đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Putaleng
Những ngày này, trên đỉnh núi Putaleng, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, hàng nghìn cây đỗ quyên đã bung...
Mùa vàng trên Tả Lèng, Lai Châu
Tả Lèng được biết đến bởi có những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hoặc lòng người, đặc biệt khi đến Tả Lèng vào những ngày tháng...
Mùa Vàng trên vùng biên giới Sì Lở Lầu
Màu vàng tươi mới trên những thửa ruộng bậc thang báo hiệu một mùa bội thu của người dân xã biên giới.
Độc đáo tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi đầu nguồn sông Đà
Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì ở các xã biên giới huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đầu nguồn sông Đà là dịp để bà con sum vầy, vui...
Rực rỡ chợ phiên San Thàng
Họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, chợ phiên San Thàng (TP.Lai Châu, tỉnh Lai Châu) luôn rực rỡ sắc màu bởi trang phục của...
Chinh phục đỉnh Putaleng, đắm say vẻ đẹp của khu rừng cổ tích
Rừng cổ tích Putaleng chờ đón những bước chân phiêu lưu, những con người ưa khám phá, thích mạo hiểm, yêu thiên nhiên, quý nét...
Mãn nhãn ngắm hoa đỗ quyên nhuộm đỏ đỉnh Pu Ta Leng
Đỉnh Pu Ta Leng (cao 3049m) luôn là điểm đến hấp dẫn đối với dân phượt. Đầu Xuân, hoa đỗ quyên nở đỏ ối dọc đỉnh núi Pu Ta Leng....
Vui Tết cơm mới cùng người Lự
Từ sau khi thu hoạch xong mùa màng đến trước Tết Nguyên đán chung của các dân tộc trên cả nước, người Lự ở Tam Đường, Lai Châu có...

Cẩm nang du lịch Lai Châu Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Bốn điểm đến Tây Bắc hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Thời tiết dịp 30/4-1/5 khá nắng nóng, vì vậy nhiều du khách đã chọn các điểm đến Tây Bắc – nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm để...
Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.
Top 10 đỉnh cao Việt Nam cho dân leo núi
Với địa hình chia cắt mạnh, Lào Cai và Lai Châu là 2 tỉnh có nhiều núi cao nhất Việt Nam.
Những điểm đến ấn tượng nhất đất Lai Châu
Lai Châu là vùng đất chứa đựng những vẻ đẹp tiềm ẩn để phát triển du lịch.