Văn hóa

Độc đáo lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú ở Điện Biên

21:59 - 12/11/2019
Là 1 trong 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, cộng đồng dân tộc Khơ Mú (còn có tên gọi khác như: Xá, Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh) là một trong những tộc người cư trú lâu đời nhất, phân bố rải rác ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh.

Trải qua quá trình định cư, phát triển cộng đồng, dân tộc Khơ Mú đã bảo lưu, trao truyền được nhiều phong tục, tập quán, những nét văn hóa sinh hoạt rất đặc sắc, độc đáo. Trong đó, đáng kể nhất là Lễ hội cầu mùa - một nghi lễ nông nghiệp quan trọng trong đời sống kinh tế cũng như văn hóa tinh thần của đồng bào Khơ Mú và lưu giữ từ đời này qua đời khác.

Bản làng của người Khơ Mú ở vùng cao Tây Bắc.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN


Cũng như nhiều dân tộc anh em khác sinh sống trên địa bàn, người Khơ Mú quan niệm vạn vật đều có linh hồn và các yếu tố thiên nhiên như: Trời, đất, nương rẫy… đều có quan hệ mật thiết với đời sống và quá trình sản xuất của con người. Từ niềm tin vào các thế lực siêu nhiên đó, người Khơ Mú từ thuở sơ khai đã có nhiều nghi lễ thờ cúng để thể hiện ước muốn mùa màng bội thu, cuộc sống no ấm, đầy đủ như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác.

Lễ cầu mùa có tên là "Tê Hrệ", được tổ chức khi cây lúa nương đã bắt đầu xanh tốt, cây lúa lên cao bằng gang tay hay bằng đầu gối, công việc nương rẫy lúc này đã vào giai đoạn thảnh thơi, cộng đồng, làng bản sẽ cùng tham gia tổ chức Lễ cầu mùa nhằm thể hiện lòng thành kính đến các vị thần linh, lòng biết ơn đến các vị giống cây trồng, đặc biệt là “mẹ lúa” đã nuôi dưỡng lớp lớp con cháu, bà con dân bản từ thế hệ này đến thế hệ khác. Xuất phát từ ý nghĩa nhân sinh quan đó, nên nghi lễ thường được tổ chức tại một mảnh nương lúa là trung tâm của nhiều mảnh nương khác, có vị trí đẹp có thể quan sát nhiều mảnh nương lân cận của nhiều hộ gia đình. Cũng vì vậy mà nghi lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú được tổ chức cho nhiều gia đình cùng khu vực canh tác nương rẫy hoặc có thể làm lễ chung cho cả bản tùy vào điều kiện canh tác hàng năm.

Người Khơ Mú đến địa điểm tổ chức lễ cầu mùa.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN


Khảo sát diễn trình của Lễ cầu mùa, du khách sẽ được hòa mình vào không gian lễ, hội với những nghi thức, lễ thức mang đậm văn hóa dân gian.

Theo nghi thức truyền thống, trước khi tổ chức lễ hội khoảng một đến hai tháng, các gia đình trong bản sẽ họp bàn, thống nhất việc chọn và ấn định ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ, chuẩn bị đóng góp các lễ vật, phân công công việc tổ chức cúng lễ cầu mùa. Để thực hiện lễ cúng này, bà con dân bản phải chuẩn bị các đồ lễ gồm: Một con lợn và hai con gà, đây là những lễ vật chính để dâng cúng trong nghi lễ; lễ vật càng to càng thể hiện quy mô của lễ hội cũng như sự sung túc của bà con dân bản. Ngoài ra, không thể thiếu một chai rượu, một bát nước, một gói chè, hoa quả, tiền vàng mã, hai bộ quần áo dân tộc (một bộ nam, một bộ nữ), 4 sải vải dân tộc, nến sáp ong... Đặc biệt là một bó cây lúa, đây được coi là vật biểu trưng nhất và là “linh hồn” của lễ cầu mùa. 

Khi đến ngày đã định, vào sáng sớm người dân trong bản sẽ có mặt đông đủ tại mảnh nương được chọn để tổ chức nghi lễ. Khai lễ, thầy cúng trong bộ trang phục truyền thống màu chàm đen, đầu quấn khăn cùng với những người phụ lễ sẽ mang đồ lễ ra nơi có lán nương. Đội phụ lễ sẽ dựng một cái giàn (tiếng Khơ Mú gọi là “Rang tê ”) được dựng bởi 4 cột tre, nối 4 xà giữa các cột và đặt một cái phên đan bằng tre ở giữa, cao khoảng 80 cm để thầy cúng bày đồ lễ lên. Khi mọi thứ sắp đặt xong, thầy cúng thắp một cây nến sáp ong trên mâm lễ, rót rượu vào hai chén. Lúc này những người phụ lễ tiến hành cắt tiết lợn và hai con gà, đồng thời bôi tiết lên ba tấm phên đan (“ta hlệ”). Hai cái phên đan sẽ cắm hai bên mâm lễ, cái còn lại cắm phía thầy cúng để ngăn chặn ma tà không được mời gọi đến tranh phần các thần linh. Rồi thầy cúng hướng về mâm lễ, chắp tay lạy bốn hướng và bắt đầu khấn cúng, mời thần linh về chứng nhận đồ lễ. Kết thúc quá trình mời thần linh chứng nhận đồ lễ, thầy cúng giao cho các thành viên phụ lễ mang đồ lễ đi chế biến, nấu nướng chín. Tiếp đến Thầy cúng tự tay bày đồ lễ đã chín lên giàn để khấn cúng, mời các thần linh hưởng thụ đồ lễ và phù hộ cho dân bản.

Thầy cúng làm lễ cúng giao lễ vật cho thần linh.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN


Trong lúc khấn, thầy cúng lấy tay bốc một miếng xôi nhỏ chấm vào đồ lễ, đồng thời đổ rượu, mước ra ngoài mâm lễ với quan niệm mời các vị thần linh hưởng thụ.

Khi cúng xong, nhóm người đã được phân công trước đó sẽ tiến hành hạ cỗ, bày đồ dâng lễ ra tại chỗ. Sau khi thầy cúng làm nghi thức mời các vị thần linh thì mọi người cùng uống rượu trong không khí vui vẻ, cùng chúc mừng cho nhau mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Điệu múa xòe của đồng bào Khơ Mú.
Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN


Xong phần nghi lễ được tổ chức trên nương rẫy, đồng bào trở về tập trung tại nhà thầy cúng để tổ chức phần giao lưu, chơi hội. Trong nhịp chiêng trống vang vọng, những chàng trai cô gái Khơ Mú với trang phục truyền thống say mê uyển chuyển trong lời ca, điệu múa. Giữa không khi vui phấn khởi ấy, ai cũng ước vọng về một năm mưa thuận gió hòa, tránh được những rủi ro trong lao động sản xuất, thần linh sẽ che chở bảo vệ mùa màng, lúa ngô, hoa màu sẽ sinh sôi nảy nở. Để  khi trở về với cuộc sống lao động bình thường, người dân trong bản lại tích cực tham gia lao động sản xuất, các mùa vụ nối tiếp nhau, lúa ngô sẽ lại phủ xanh núi đồi. Không gian của phần hội sẽ đưa mọi người đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, cùng đoàn kết, chung tay xây dựng, phát triển bản làng.

 Lễ cầu mùa của dân tộc Khơ Mú là lễ hội đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống, đây chính là sản phẩm tinh thần của dân tộc Khơ Mú trong lịch sử phát triển và hình thành. Mục đích của Lễ cầu mùa để cầu xin các vị thần linh, đất trời phù hộ cho hoa màu tốt tươi, mùa màng bội thu, qua đó tạo khí thế, hy vọng vào năm mới, đầu vụ mới với ước vọng cuộc sống ngày một sẽ ấm no, đầy đủ, tốt đẹp hơn.

Lễ cầu mùa đã phần nào phản ánh bức tranh vô cùng phong phú trong đời sống văn hóa và tinh thần đối của đồng bào dân tộc Khơ mú trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Theo dantocmiennui.vn

Tỉnh thành Điện Biên

Điện Biên
Điện Biên có nhiều cảnh đẹp thiên nhiên kỳ thú trong vùng lòng chảo rộng lớn.

Điểm đến Điện Biên Xem thêm

Cực Tây - A Pa Chải
A Pa Chải là nơi đặt cột mốc lãnh thổ giữa 3 nước Việt Nam, Lào và Trung Quốc.
Di tích Điện Biên Phủ
Quần thể di tích này bao gồm những tên đất, tên núi, tên sông gắn liền với chiến dịch 56 ngày đêm lẫy lừng.
Hồ Pá Khoang
Hồ Pá Khoang như một viên ngọc bích điểm xuyến cho cảnh quan hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc điệp trùng, hiểm trở.
Cánh đồng Mường Thanh
Với diện tích hơn 140 km2, Mường Thanh xứng đáng được coi là “vựa lúa” của Tây Bắc.
Mường Lay
Mường Lay là một khúc ca mộng mơ, quyến rũ và ban sơ của núi rừng Tây Bắc.
Động Pa Thơm
Động Pa Thơm được bao bọc giữa khu rừng nguyên sinh rậm rạp, với thảm thực vật và sự đa dạng sinh học.
Động Xá Nhè
Động Xá Nhè được người dân tộc Mông địa phương gọi là Khó Xo (có nghĩa là hang thuốc nổ).
Động Khó Chua La
Khó Chua La, một kỳ quan mới lạ, kỳ thú còn nguyên vẻ đẹp nguyên sơ ở Điện Biên.
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé
Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé sở hữu hệ động thực vật đa dạng vào bậc nhất Việt Nam.

Ẩm thực Điện Biên Xem thêm

Ngày Tết, thưởng thức bánh chưng đen của người Dao
Trải qua bao năm, cộng đồng dân tộc Dao ở Huổi Só đang gìn giữ, bảo lưu gần như vẹn nguyên những thiết chế bản làng, những tập...
18 món ăn dân tộc thu hút thực khách tới Điện Biên
Nền ẩm thực phong phú của các dân tộc ở Điện Biên làm mê đắm khách du lịch.

Trải nghiệm Điện Biên Xem thêm

Trải nghiệm cung đường chinh phục cột mốc số 0 nơi ngã ba biên giới
Cột mốc số 0 A Pa Chải nằm trên đỉnh Khoan La San (địa phận xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên), ở độ cao 1.864m so với...
Chiến trường Điện Biên Phủ thay đổi ra sao?
68 năm kể từ sau chiến thắng "Lừng lẫy năm Châu, chấn động địa cầu", Chiến trường Điện Biên Phủ đã có những đổi thay rõ nét....
Cực Tây A Pa Chải - Một tiếng gà gáy ba nước cùng nghe
Mọi người vẫn gọi Cực Tây A Pa Chải chính là nơi một con gà gáy cả ba nước cùng nghe tiếng.
Hoa Ban nở trắng núi rừng Điện Biên
Những ngày này, khắp núi rừng Điện Biên được phủ một màu trắng tinh khôi của Hoa Ban.
Hoa Dã quỳ nhuộm vàng núi rừng Điện Biên
Cứ mỗi độ đầu tháng 11 đến hết tháng 12, khi tiết trời chuyển mình sang giá lạnh thì cũng là lúc từng cánh hoa Dã quỳ nở rộ khắp...
Điện Biên rực rỡ mùa hoa ban
Những ngày cuối tháng 2, đi trên các con đường thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) ai cũng trầm trồ trước vẻ đẹp rực rỡ của...
A Pa Chải, nơi cực tây Tổ quốc, xa mà gần
Cột mốc ba cạnh phân chia ranh giới ba nước Việt Nam – Lào – Trung Quốc lung linh dưới nắng. Niềm xúc động và tự hào dân tộc trào...
Vẻ đẹp Tây Bắc qua sắc thu vàng
Đến với xứ sở Tây Bắc vào mùa nào cũng đẹp vì bốn mùa tiết trời mát mẻ, trong lành và hoa thơm trái ngọt. Mùa này, sắc vàng của...
Hoa ban nở trắng trời Điện Biên
Tháng 3 về, khắp các bản làng vùng cao Điện Biên ngập trong sắc trắng hoa ban như mời gọi du khách đến với Lễ hội Hoa Ban Điện...

Cẩm nang du lịch Điện Biên Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Những địa danh phải đến ở Điện Biên
Điện Biên có tiềm năng lớn phát triển du lịch về văn hoá và lịch sử danh lam thắng cảnh.
Lại xảy ra động đất mạnh 4,0 độ richter ở Điện Biên
Chiều 21/5, tại tỉnh Điện Biên lại xảy ra một trận động đất, với cường độ mạnh 4,0 độ richter. Đây là trận động đất thứ 2 xảy ra...
Bốn điểm đến Tây Bắc hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Thời tiết dịp 30/4-1/5 khá nắng nóng, vì vậy nhiều du khách đã chọn các điểm đến Tây Bắc – nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm để...
Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.

Khách sạn Điện Biên Xem thêm

Những khách sạn "ngon, bổ, rẻ" ở trung tâm thành phố Điện Biên
Tìm một nơi nghỉ ở Điện Biên không khó, bởi ở đây có khá nhiều điểm nằm ở trung tâm hợp túi tiền.