Giới trẻ xuống phố chụp hình cùng đường mai rực rỡ. Ảnh: Hoa Nữ
Đường mai nằm trong hoạt động của Lễ hội Tết Việt Canh Tý 2020 do Nhà Văn hóa thanh niên TP.HCM tổ chức, vừa khai mạc sáng 9/1. Năm nay, ngoài đường mai rực rỡ và phố ông đồ ấn tượng dọc hai tuyến đường Phạm Ngọc Thạch và Nguyễn Thị Minh Khai (đoạn mặt tiền Nhà Văn hóa Thanh niên), thì người trẻ đến với Lễ hội Tết Việt còn được thỏa mình chụp hình sống ảo cùng không gian tái hiện 4 làng nghề truyền thống của Việt Nam là làng gốm, làng mây, làng hương và làng lụa.
Những khung cảnh nên thơ cuốn hút bạn trẻ. Ảnh: Hoa Nữ
Bên cạnh đó, các bạn trẻ còn được thưởng thức những chương trình biểu diễn nghệ thuật, trò chơi dân gian, múa lân sư rồng… Cũng như nhiều hoạt động mới như chương trình văn nghệ sĩ với gian hàng bán áo dài cũ gây quỹ chăm lo cho các em thiếu nhi vui xuân, trang trí cây mai vàng đại thụ, khu phố ẩm thực với những món ăn truyền thống Việt Nam…
Cây mai khổng lồ ngay tại đường mai năm nay. Ảnh: Hoa Nữ
Cập nhật thông tin từ cả tuần nay, Trần Thị Hoài Phương, sinh viên Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, đã đến từ sáng sớm ngay khi đường mai khai trương. Phương trong bộ áo dài đỏ xinh xắn, háo hức chia sẻ: “Mình chờ ngày này lâu lắm rồi, cả năm dường như mình chỉ trông vào ngày có đường mai để đến làm bộ hình chào xuân. Nhưng rút kinh nghiệm từ các năm trước, năm nay mình đến ngay ngày đầu khai trương để bớt khách, chứ những ngày sau bạn trẻ đến đông lắm, không có không gian để chụp được tấm hình cho ưng ý”.
Những cô gái xinh xắn trong tà áo dài. Ảnh: Hoa Nữ
Bạn gái trẻ xinh đẹp trong trang phục áo dài khăn đóng. Ảnh: Hoa Nữ
Vừa bước vào đường mai, nhóm của Ngọc Trân, cựu sinh viên Trường CĐ Công thương TP.HCM, đã hét lên: “Trời ơi, đẹp quá đi mất. Đẹp thế này ai chịu cho nổi đây”.
Khung cảnh làng quê được tái hiện. Ảnh: Hoa Nữ
Trò chuyện với Trân, cô nàng có vẻ chẳng thể để tâm vào cuộc trò chuyện vì ánh mắt cứ như mê mệt với những tiểu cảnh được tái hiện ở Lễ hội Tết Việt này. Trân nói: “Đường mai thì quá rực rỡ rồi, chụp lên hình đảm bảo đẹp xuất sắc, mình chọn áo dài đỏ để nổi bật với hoa vàng. Khu vực những tấm lụa rồi chiếc cầu bắt ngang qua làng nhang kia nữa, tha hồ mà làm dáng chụp hình”.
Thích thú với tiểu cảnh làng hương tại lễ hội. Ảnh: Hoa Nữ
Cảm xúc của Trân cũng là cảm xúc chung của hầu hết những người trẻ khi đến đây, có bạn chưa biết thông tin từ trước, đi ngang qua đoạn đường trước Nhà Văn hóa thanh niên TP.HCM, không kiềm được lòng đã ghé vào để tự sướng.
Tiểu cảnh tái hiện làng lụa đẹp thơ mộng. Ảnh: Hoa Nữ
"Đây là năm đầu tiên mình lên TP.HCM học, nên giờ mới biết những ngày sắp tết lại có thiên đường đẹp như thế này. Đường mai lung linh và hoành tráng quá. Mình đang đi họp nhóm, nhưng không kiềm lòng được nên ghé vào chụp vài kiểu hình rồi qua 'khè' với mấy đứa bạn, để cùng rủ tụi nó cuối tuần này lên đồ xuống phố chụp hình", Nguyễn Thị Hoàng Quyên, sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ tin học TP.HCM.
Nhiều bạn trẻ phải chọn giữa trưa vắng khách để có được những bộ hình trọn vẹn. Ảnh: Hoa Nữ
Nhiều bạn trẻ chọn tông áo dài đỏ để rực rỡ đón xuân. Ảnh: Hoa Nữ
Duyên dáng tà áo dài. Ảnh: Hoa Nữ
Thả hồn cùng không gian đậm chất quê nhà. Ảnh: Hoa Nữ
Áo dài là chủ đạo tại đường mai sáng nay. Ảnh: Hoa Nữ
Hoài niệm với không gian cổ xưa. Ảnh: Hoa Nữ
Ông đồ xuống phố. Ảnh: Hoa Nữ
Không gian tái hiện miền ký ức tết xưa. Ảnh: Hoa Nữ
Với nhiều bạn trẻ, đến Lễ hội Tết Việt như được đón tết sớm. Ảnh: Hoa Nữ
Đường mai khai trương, cơ hội để những anh chàng phó nháy kiếm tiền đón tết. Ảnh: Hoa Nữ
Dù cuối năm bận rộn, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn không thể bỏ lỡ chụp ảnh cùng đường mai. Ảnh: Hoa Nữ
Muôn sắc áo dài. Ảnh: Hoa Nữ
Đường mai và các hoạt động của lễ hội Tết Việt sẽ được diễn ra đến hết ngày 29/1 (tức mùng 5 tết). Ảnh: Hoa Nữ
Theo thanhnien.vn