Văn hóa

Lai Châu: Bộ nhạc cụ truyền thống của người Dao Khâu ở Sìn Hồ

15:34 - 08/12/2021
Mỗi dòng họ người Dao Khâu ở huyện vùng cao Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu thường có một bộ nhạc cụ truyền thống để khi trong bản có đám cưới, hay đám tang đều sử dụng đến. Có lẽ vì thế mà bộ nhạc cụ này được đồng bào gìn giữ nâng niu như báu vật của thôn bản.

Bộ nhạc cụ truyền thống của người Dao Khâu ở Sìn Hồ thường gồm: Kèn, trống, chiêng, thanh la, trong đó kèn là nhạc cụ chính. Người trong đội nhạc cụ của dòng họ gồm 4 người, phải là những người  có khả năng cảm thụ nhạc,  mỗi người đảm nhiệm một loại nhạc cụ.

Trong bộ nhạc cụ của người Dao khâu, kèn là nhạc cụ khó học nhất. Để có tiếng kèn trong trẻo vang xa thì người thợ làm kèn phải tỉ mẩn và lựa thân kèn bằng gỗ nghiến hoặc gỗ lim, trên bé dưới to, có độ dài khoảng 30cm, bên trong đục rỗng, bên ngoài được chia làm bảy đốt, mỗi đốt dùi một  lỗ tương ứng với các nốt nhạc (đồ, rê, mi, pha, son, la, si). 

Người thợ làm kèn sẽ cẩn thận bố trí nhạc có âm thanh cao nhất ở đằng sau. Trên đầu kèn có đặt một cái đĩa nhỏ làm bằng đồng, trên cùng là cái dăm kèn làm bằng tổ kén của một loài sâu bám trên cây ổi, người ta cắt về mài dũa đến độ mỏng thích hợp, thổi kêu thành tiếng, có độ dài 2,5-3cm. Dưới cùng là cái loa kèn bằng kim loại mỏng, thường là đồng thau. 

Bộ nhạc cụ của người Dao Khâu. Ảnh: VOV Tây Bắc

Theo ông Tẩn A Sếnh ở bản Hoàng Hồ, xã Phăng Xô Lin, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, khi làm “phàn tị công- kèn đực” thì cái loa bé hơn, đường kính mép là 10cm. Nếu làm “phàn tị nhẫy- kèn cái” thì đường kính mép là 16cm. Tùy theo độ rỗng của thân kèn tạo nên tiếng trầm hay bổng. Khi trong bản có lễ cưới thì từ xa người ta có thể phân biệt được ngay là phàn tị công hay phàn thị nhẫy.

Chiếc trống của người Dao Khâu có tang được làm từ gỗ “tạ cùng đéng”, một loại gỗ lúc còn tươi thì mềm, dễ đục đẽo, khi khô thì rất nhẹ. Đường kính ngoài của tang trống hai đầu 30cm, giữa 35cm. Chiều cao của trống từ 12-16cm, phù hợp với một tay xách của người. Mặt trống được bưng bằng da của con sơn dương. 

Ngày nay người ta có thể dùng da con dê hoặc da con lợn già, cũng có khi dùng da con bê non rồi căng lên miệng trống và được gắn với tang trống bằng 40 đến 50 cái nêm ở xung quanh rồi căng hai mặt trống. Người đánh dùng dùi làm bằng gỗ, đuôi dùi được buộc vải đỏ để trang trí.

Chiêng của người Dao Khâu hay còn gọi là não bạt rất đặc biệt. Nhạc cụ này  được gò bằng đồng thau nguyên chất, có đường dính 25-30cm, mặt phẳng, không có núm ở giữa như cồng chiêng của Tây Nguyên hay của người Mường. Quai xách bằng vải đỏ, có tua để thêm phần trang trí. Người chơi chiêng dùng dùi được làm bằng gỗ mềm để chơi loại nhạc cụ này.

Điệu kèn đón dâu của người Dao Khâu. Ảnh: VOV Tây Bắc

Bộ thanh la, tiếng Dao khâu gọi là “shào châyz”, là nhạc cụ nhỏ hơn nhiều so với chiêng. Thanh la gồm hai bộ phận giống nhau, phần lồi lên to gần bằng cái bát ăn cơm. Chính giữa có một cái lỗ nhỏ để sâu dây buộc màu đỏ xỏ vào cái lỗ thắt nút bên trong và bên ngoài để người chơi cầm đánh hai mặt phẳng của thanh la vào nhau tạo nên âm thanh.

Khi các gia đình trong bản có việc cưới hay việc tang, đội nhạc sẽ được mời đến chơi những bài phù hợp với nghi lễ để động viên, chia vui hoặc chia buồn cùng gia chủ. Nếu người quá cố là thầy cúng đã được phong sắc bảy đèn trở lên thì trong lễ tang có dùng cả kèn. 

Bộ nhạc cụ còn được dùng trong lễ cấp sắc (quá tang), lễ cúng Bàn Vương (chấu đàng), lễ bái niên trong ngày tết hoặc lễ hội, đội nhạc sẽ chơi những bài nhạc nhằm thay lời nguyện ước, thành kính của dân làng đến các vị thần linh. 

Đối với người Dao Khâu ở Sìn Hồ, một lễ cưới có nổi kèn trống mang lại vinh dự tiếng thơm cho gia đình và niềm hạnh phúc cho đôi vợ chồng mới cưới. Nhạc cụ được dùng trong đám tang, hay các nghi lễ khác nhau của bản cũng chứa đựng những ý nghĩa rất riêng. Chính vì thế, bộ nhạc cụ truyền thống được đồng bào gìn giữ như những báu vật của dòng họ, thôn, bản.

PV/VOVTV

Theo dõi thêm tin tức đời sống, giải trí trên TRUYỀN HÌNH VOV

Tỉnh thành Lai Châu

Lai Châu
Lai Châu mang vẻ đẹp đặc trưng của vùng núi Tây Bắc với địa hình hiểm trở.

Điểm đến Lai Châu Xem thêm

Sìn Hồ
Cách thị xã Lai Châu chừng 60km, Sìn Hồ là huyện vùng cao nằm chính giữa tỉnh.
Nà Khương
Nà Khương hớp hồn khách du lịch ở những guồng nước khổng lồ quay đều ngày đêm.
Pú Đao
Pú Đao từng được một tạp chí nước ngoài bầu chọn là “Bản người Mông đẹp nhất Đông Nam Á”.
Than Uyên
Than Uyên là một vùng thung lũng lớn khép kín giữa hai núi Phan Xi Păng và Púng Luông.
Dào San
Dào San ẩn chứa bao điều kỳ diệu, khiến cho du khách đã từng đặt chân tới đều hết sức ngỡ ngàng.
Thu Lũm
Thu Lũm xanh ngắt màu trời, màu cây lá và những thửa ruộng thấp thoáng miền cao.
Sì Lờ Lầu
Là nơi tận cùng của đất Lai Châu, Sì Lờ Lầu là địa danh làm thổn thức những du khách ưa khám phá.
Thác Tác Tình
Thác Tác Tình được ví như một bức tranh sơn thủy hữu tình giữa núi rừng Tây Bắc.
Sì Thâu Chải
Sì Thâu Chải là một bản nhỏ thơ mộng của người Dao với trên 60 hộ dân sinh sống.

Ẩm thực Lai Châu Xem thêm

Đặc sản gỏi cá dân tộc Thái Lai Châu
Gỏi cá được đánh giá là món ăn ngon, chủ đạo để thết đãi khách quý của đồng bào dân tộc Thái, thể hiện sự hiếu khách của gia chủ....
Du xuân lên Sìn Hồ: Đừng bỏ lỡ món bánh bò dân dã mà thơm ngon của người Dao Khâu
Nhắc đến những món ăn dân dã ở các buổi chợ phiên nơi cao nguyên Sìn Hồ- Lai Châu, phải kể đến món bánh bò thơm ngon của người...
Lên Sìn Hồ ăn canh gà lá thuốc người Dao
Mùa xuân, khi những bông hoa đào, hoa mận bung nở khắp các bản làng vùng cao Sìn Hồ, Lai Châu, các mẹ, các chị người Dao nơi đây...
Hạt dổi rừng: Xứng danh "vàng đen" Tây Bắc
Hạt dổi rừng là một trong những loại gia vị đặc biệt thơm ngon và quý hiếm của người dân vùng cao.

Trải nghiệm Lai Châu Xem thêm

Điểm nhấn tour leo núi trong Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu
Tuần Du lịch - Văn hóa Lai Châu năm 2022 có chủ đề “Về với những đỉnh núi Lai Châu kỳ vĩ” dự kiến sẽ diễn ra tại thành phố Lai...
Đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Putaleng
Những ngày này, trên đỉnh núi Putaleng, thuộc xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, hàng nghìn cây đỗ quyên đã bung...
Mùa vàng trên Tả Lèng, Lai Châu
Tả Lèng được biết đến bởi có những thửa ruộng bậc thang đẹp mê hoặc lòng người, đặc biệt khi đến Tả Lèng vào những ngày tháng...
Mùa Vàng trên vùng biên giới Sì Lở Lầu
Màu vàng tươi mới trên những thửa ruộng bậc thang báo hiệu một mùa bội thu của người dân xã biên giới.
Độc đáo tết cổ truyền của người Hà Nhì nơi đầu nguồn sông Đà
Tết cổ truyền dân tộc Hà Nhì ở các xã biên giới huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu đầu nguồn sông Đà là dịp để bà con sum vầy, vui...
Rực rỡ chợ phiên San Thàng
Họp vào sáng thứ 5 và chủ nhật hàng tuần, chợ phiên San Thàng (TP.Lai Châu, tỉnh Lai Châu) luôn rực rỡ sắc màu bởi trang phục của...
Chinh phục đỉnh Putaleng, đắm say vẻ đẹp của khu rừng cổ tích
Rừng cổ tích Putaleng chờ đón những bước chân phiêu lưu, những con người ưa khám phá, thích mạo hiểm, yêu thiên nhiên, quý nét...
Mãn nhãn ngắm hoa đỗ quyên nhuộm đỏ đỉnh Pu Ta Leng
Đỉnh Pu Ta Leng (cao 3049m) luôn là điểm đến hấp dẫn đối với dân phượt. Đầu Xuân, hoa đỗ quyên nở đỏ ối dọc đỉnh núi Pu Ta Leng....
Vui Tết cơm mới cùng người Lự
Từ sau khi thu hoạch xong mùa màng đến trước Tết Nguyên đán chung của các dân tộc trên cả nước, người Lự ở Tam Đường, Lai Châu có...

Cẩm nang du lịch Lai Châu Xem thêm

8 con đèo miền Bắc hút hồn dân du lịch bụi
Những con đèo miền Bắc gây ấn tượng bằng những khúc tay áo liên tục cùng cảnh quan hùng vỹ.
Bốn điểm đến Tây Bắc hút khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Thời tiết dịp 30/4-1/5 khá nắng nóng, vì vậy nhiều du khách đã chọn các điểm đến Tây Bắc – nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm để...
Việt Nam: 7 mốc biên giới đáng chinh phục
Các cột mốc biên giới sau thường nằm trong lịch trình chinh phục của các phượt thủ đam mê thử thách.
Top 10 đỉnh cao Việt Nam cho dân leo núi
Với địa hình chia cắt mạnh, Lào Cai và Lai Châu là 2 tỉnh có nhiều núi cao nhất Việt Nam.
Những điểm đến ấn tượng nhất đất Lai Châu
Lai Châu là vùng đất chứa đựng những vẻ đẹp tiềm ẩn để phát triển du lịch.