Văn hóa

Ngăn chặn hành vi trục lợi tín ngưỡng tại đền Ðá Thiên

08:13 - 07/11/2019
Thời gian vừa qua, nhân dân thị trấn Trại Cau, huyện Ðồng Hỷ (Thái Nguyên) rất bức xúc trước tình trạng một số người tự xưng là “người nhà đền” của đền Ðá Thiên để trục lợi. Ðáng chú ý, những người này coi cơ sở tín ngưỡng nêu trên như của mình, ngang ngược ngăn cản Ban quản lý đền được thành lập hợp pháp tiếp quản điều hành ngôi đền.

Ban quản lý thành lập hợp pháp nhưng không được vào đền Ðá Thiên

Tự coi đền là của mình

Ðền Ðá Thiên ở tổ 16 và 17 (nay là tổ 7), thị trấn Trại Cau, huyện Ðồng Hỷ đã có từ cách đây khoảng 70 năm, là nơi thờ tướng Hoàng Bảy, vị tướng thời Lê có công dẹp giặc, bảo vệ vùng biên ải phía bắc của Tổ quốc. Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau Vũ Ðăng Khoa cho biết: “Theo các cụ cao tuổi ở tổ 7 thì đền Ðá Thiên được tu sửa lại từ đầu những năm 1940. Theo đo đạc địa chính năm 1997, đền Ðá Thiên tọa lạc tại ô số 46, bản đồ số 5, trên diện tích gần 2.500 m2 là đất công, do UBND thị trấn Trại Cau thống nhất quản lý và là cơ sở tín ngưỡng của nhân dân địa phương”. Báo cáo số 253/BC-UBND, ngày 25/9/2019 của UBND huyện Ðồng Hỷ cũng khẳng định: Từ năm 1950, nhân dân giao cho ông Hoàng Văn Hòa là người địa phương trông nom, quét dọn (thủ nhang) đền Ðá Thiên, nhưng do công việc vất vả, tuổi cao cho nên năm 1969, ông Hòa mời thêm bà Hoàng Thị Lý giúp đỡ. Ðến năm 2004 do sức khỏe yếu, ông Hòa giao cho bà Lý một mình trông coi ngôi đền.

Biên bản cuộc họp ngày 3/11/2010 của UBND thị trấn Trại Cau với nhân dân các tổ 16 và 17 bàn về việc quản lý đền Ðá Thiên cũng khẳng định: “Ðền Ðá Thiên là cơ sở tín ngưỡng của nhân dân địa phương, bà Hoàng Thị Lý là người trông nom, quét dọn, hương khói tại đền và hằng năm cùng với nhân dân địa phương tổ chức bốn hoạt động tín ngưỡng chính để cầu cho mùa màng tốt tươi”. Tuy nhiên, những năm gần đây, khách thập phương đến đền Ðá Thiên sinh hoạt tín ngưỡng ngày càng nhiều và đóng góp kinh phí, bà Lý tổ chức xây dựng một số hạng mục trong khu vực đền. Mặc dù UBND thị trấn Trại Cau đã nhiều lần lập biên bản đình chỉ việc xây dựng trái phép và yêu cầu tháo dỡ công trình, xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng đất trái quy định đối với bà Hoàng Thị Lý. Tuy nhiên, việc xây dựng các công trình như động Lâm Sơn, nhà ban công đồng, cung vua cha, tháp chuông, đường bê-tông, nhà ở cho thủ nhang... trong khu vực đền Ðá Thiên vẫn được lén lút thực hiện.

Ðể thống nhất quản lý và hướng dẫn nhân dân sở tại, khách thập phương đến sinh hoạt tín ngưỡng tại đền Ðá Thiên, ngày 13/6/2017, UBND thị trấn Trại Cau ban hành Quyết định số 60/QÐ-UBND thành lập Ban quản lý đền và ngày 21/12/2018, UBND thị trấn Trại Cau ban hành Quyết định số 303/QÐ-UBND kiện toàn Ban quản lý đền Ðá Thiên. Theo đó, bà Hoàng Thị Lý là Phó Trưởng ban quản lý đền Ðá Thiên. Khi Ban quản lý đền Ðá Thiên đi vào hoạt động, bà Lý bị ốm thì một số người là con, cháu bà Lý tự xưng là “người nhà đền” đã quyết liệt ngăn cản, không cho ban quản lý tiếp cận đền Ðá Thiên nhằm mục đích trục lợi. Báo cáo số 366/BC-UBND, ngày 27/9/2019 của UBND thị trấn Trại Cau khẳng định: “Những người tự xưng là “người nhà đền” Ðá Thiên thời gian vừa qua lợi dụng tín ngưỡng để thu lợi bất chính, bắt chẹt khách mỗi khi muốn cúng lễ như: Bắt khách phải nộp tiền đặt chỗ một triệu đồng cho một cung hầu, bắt phải mua lễ và vàng mã của mình với giá đắt. Tự ý ghi công đức thu tiền bất chính của khách đến hành lễ”. Vào nhiều dịp lễ, khách thập phương đến sinh hoạt tín ngưỡng đông, đường vào đền Ðá Thiên dài, nhỏ hẹp, thường bị ách tắc, đi lại rất khó khăn, một số người lợi dụng thu tiền gửi xe với giá cao.

Cần lập lại trật tự

Chủ tịch UBND thị trấn Trại Cau Vũ Ðăng Khoa cho biết: “Nhiều người là con, cháu bà Lý tự xưng là “người nhà đền” hoạt động có tổ chức, có sự chỉ đạo để chống đối, cản trở, ngang ngược ngăn cản, thậm chí thách đố Ban quản lý đền tiếp cận, quản lý đền mà chưa bị xử lý nghiêm khắc”. Tuy nhiên, ông Khoa cũng thừa nhận: Ban quản lý đền Ðá Thiên hoạt động kém hiệu quả, chưa thể hiện được trách nhiệm với cộng đồng dân cư.

Trước tình hình đó, ngày 17/10/2019, Huyện ủy Ðồng Hỷ ban hành Văn bản số 767-TB/HU, thông báo Kết luận của Thường trực Huyện ủy, yêu cầu UBND huyện, Công an huyện, Ðảng ủy, UBND thị trấn Trại Cau, tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo quyết liệt các nội dung thực hiện quản lý đối với đền Ðá Thiên. Cụ thể là: UBND huyện kết luận rõ ràng về nguồn gốc sử dụng đất, tính hợp lý của các công trình xây dựng trên đất tại khu vực đền Ðá Thiên. Ðảng ủy, UBND thị trấn Trại Cau chỉ đạo Ban quản lý đền Ðá Thiên rà soát các thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật về quản lý ngôi đền, gồm: Quy chế làm việc, quy định phân công nhiệm vụ các thành viên, nội quy quản lý, may sắm trang phục, biển hiệu, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, phương án sử dụng tiền công đức. Ðồng thời, Huyện ủy Ðồng Hỷ cũng yêu cầu chính quyền thị trấn Trại Cau xây dựng kế hoạch hoạt động để bảo đảm Ban quản lý đền Ðá Thiên thực hiện việc quản lý trực tiếp, toàn diện ngôi đền, gồm: Mở, phá khóa cổng để nhân dân thực hiện các hoạt động tín ngưỡng bình thường; trục xuất các đối tượng không phải là thành viên ban quản lý hiện đang có hoạt động vi phạm pháp luật trong khu vực đền. Công an huyện có trách nhiệm chỉ đạo các lực lượng ngăn chặn, xử lý đối tượng chống đối, chấm dứt các hành vi vi phạm để bảo đảm an ninh trật tự tại khu vực đền Ðá Thiên.

Chính quyền các cấp và cơ quan chức năng cần khẩn trương thực hiện các biện pháp một cách kiên quyết, cứng rắn nhằm ngăn chặn việc lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi, đưa đền Ðá Thiên trở lại là cơ sở sinh hoạt tín ngưỡng của cộng đồng, tổ chức sinh hoạt tín ngưỡng lành mạnh cho nhân dân. Ðây cũng là mong muốn bấy lâu của nhân dân sở tại và khách thập phương.

Theo nhandan.com.vn

Tỉnh thành Thái Nguyên

Thái Nguyên
Thái Nguyên được ví là vùng “Đệ nhất danh trà” của vùng Đông Bắc.

Điểm đến Thái Nguyên Xem thêm

Hồ Núi Cốc
Nằm cách trung tâm Hà Nội chừng 80km, Hồ Núi Cốc là điểm tham quan, nghỉ dưỡng lý tưởng vào những ngày cuối tuần.
Về thăm đất chè đặc sản Tân Cương
Để có được sản phẩm trà Tân Cương nức tiếng đó là một quá trình kỳ công từ khâu trồng nguyên liệu, lấy nguyên liệu tới chế biến,...
ATK Định Hóa: Điểm đến hấp dẫn ở Thái Nguyên
Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Ðịnh Hóa trên địa bàn các xã Phú Ðình, Ðiềm Mặc, Thanh Ðịnh, Ðịnh Biên, Bảo Linh,...
Đền Đuổm - điểm đến tâm linh ở Thái Nguyên
Đền Đuổm là ngôi đền cổ nằm bên quốc lộ 3, thuộc địa phận xã Động Đạt (huyện Phú Lương), cách thành phố Thái Nguyên 25km về phía...
Chinh phục suối Cửa Tử - cung đường trekking hấp dẫn ở Thái Nguyên
Cửa Tử là một điểm đến xứng đáng đưa vào danh sách phải chinh phục nếu như bạn là người yêu thích trekking.
Bản Tày trong thành phố
Thái Hải là một bản của người Tày ở thành phố Thái Nguyên. Tại đây, các phong tục, tập quán sinh hoạt truyền thống được giữ gần...
Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng: Điểm đến hấp dẫn, thú vị
Cuối tháng 3, cảnh sắc núi rừng ở khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng (Võ Nhai) thật đẹp. Mùa này, cây trên rừng đua...
Khu di tích lịch sử Quốc gia 27/7: Nơi cội nguồn tri ân
Ngày 27/7 là ngày lễ lớn của dân tộc ta. Hằng năm vào ngày này, người dân trên khắp đất nước Việt Nam kính cẩn nghiêng mình,...
Đình - đền - chùa Cầu Muối: Điểm đến tâm linh nổi tiếng xứ chè
Nằm tại trung tâm làng Cầu Muối, xã Tân Thành, huyện Phú Bình, cụm di tích đình – đền – chùa Cầu Muối là một trong những điểm đến...

Ẩm thực Thái Nguyên Xem thêm

Nham trám món ngon dân giã xứ Trà
Nham trám - món ăn dân giã và là nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của người Thái Nguyên mỗi khi thu về. Nguyên liệu chính làm nên...
Những thức quà đặc sản vào mùa thu tại Thái Nguyên
Cho dù là ai, đến thăm thú bất kì tỉnh, thành nào, đều muốn tìm mua những đặc sản vùng miền về làm quà.
Trà ướp sen tươi - Thức uống tao nhã của người Thái Nguyên
Nhắc đến trà Thái Nguyên chắc hẳn mọi người đã khá quen thuộc với các dòng sản phẩm đã làm nên thương hiệu như: trà đinh, trà tôm...
10 món đặc sản nổi tiếng của Thái Nguyên
Thái Nguyên không chỉ là vùng đất được du khách biết đến với nhiều danh làm thắng cảnh và di tích lịch sử, mà còn là nơi có văn...
Bánh Ngải của người Tày
Giống như các dân tộc thiểu số khác ở Thái Nguyên, dân tộc Tày có một loại đặc sản riêng thường làm vào Tết Thanh minh, đó là...
Những đặc sản vùng “đệ nhất danh trà” Thái Nguyên
Thái Nguyên không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử, mà văn hóa ẩm thực cũng vô cùng độc đáo.

Trải nghiệm Thái Nguyên Xem thêm

Ấn tượng trải nghiệm Làng nhà sàn Thái Hải
Trải nghiệm 2 ngày 1 đêm ở Làng nhà sàn Thái Hải đưa chúng tôi đi từ bất ngờ này đến ngạc nhiên khác, để rồi khi ra về, ai nấy...
Du lịch cộng đồng - Điểm nhấn mới tại hồ Ghềnh Chè
Thái Nguyên với nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo nằm rải rác trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh như: Hồ Núi...
Ngày Tết, đến Tân Cương thưởng thức trà xuân
Với người Tân Cương, dịp Tết không thiếu ấm trà xuân. Uống chén nước trà là khởi đầu cho những câu chuyện đàm đạo và những lời...
Xúc động chuyến đi thanh xuân cùng mẹ con 'Ẩm thực mẹ làm'
"Nếu mẹ đã dành cả cuộc đời để nuôi lớn tôi thì tôi xin dành cả thanh xuân để đưa mẹ đi chơi” là lời nhắn nhủ của YouTuber Đồng...
Khám phá hang động kỳ vĩ có sự tích chim phượng hoàng hóa đá
Khu du lịch sinh thái Phượng Hoàng không chỉ thu hút du khách bởi khung cảnh hang động kỳ vĩ mà còn góp phần giải quyết việc làm...

Cẩm nang du lịch Thái Nguyên Xem thêm

Không thể bỏ qua những điểm du lịch này khi đến Thái Nguyên
Thái Nguyên được thiên nhiên ban tặng cho một cảnh quan tuyệt đẹp nên đã dần trở thành điểm đến của nhiều khách du lịch.
Du xuân trên đảo hoa hồ Núi Cốc
Nếu bạn muốn tránh xa ồn ào khói bụi và hòa mình với thiên nhiên tươi đẹp, đảo hoa trên mặt hồ Núi Cốc (Thái Nguyên) là một trong...
Những thắng cảnh nổi tiếng nhất Thái Nguyên
Được coi là trung tâm kinh tế xã hội của khu vực Đông Bắc, Thái Nguyên có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ...